Vị ngọt cà phê đến từ đâu

Với nhiều bạn, có lẽ điều đầu tiên khi mọi người nghĩ đến cà phê sẽ là vị đắng. Điều này khá là dễ hiểu khi mà những ly cà phê đen, đậm đắng là thứ ta tiếp xúc nhiều nhất. Nhưng thực sự cà phê có nhiều vị hơn thế. Vị ngọt là một trong số đó. 

Đó là một vị ngọt nhẹ nhàng, sảng khoái hoàn toàn tự nhiên. Một vị ngọt có thể cho thấy cà phê đã được chăm chút kỹ lưỡng qua từng công đoạn. Từ trồng trọt, chăm sóc, thu hái, chế biến nhân xanh, rang và pha chế cà phê. 

Ai cũng có thể cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của cà phê này. Tuy nhiên theo thói quen sử dụng cà phê trước đây của chúng ta, vị ngọt nguyên bản tự nhiên lại không được ai để ý đến, cho đến khi sự xuất hiện của khái niệm “Cà phê đặc sản”

Vị ngọt cà phê đến từ đâu?

Đến từ bản thân quả cà phê chứ không cần tẩm ướp, thêm thắt gì cả. Cà phê là trái cây, quả cà phê cũng giống như rất nhiều loại hoa quả khác, khi chín nó cũng có thể sở hữu một lượng đường bên trong. Đặc biệt, những quả cà phê được trồng ở địa hình, thổ nhưỡng khí hậu phù hợp còn có lượng đường cực kỳ cao. Lượng đường trong quả cà phê chín này là một trong những thứ có thể đem đến những hương vị độc đáo, vị ngọt cho hạt cà phê về sau. Bởi vậy, người làm cà phê chất lượng cao thường phải chi trả khá lớn cho nhân công thu hái chọn lọc quả chín để có chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, vị ngọt này sẽ biến đổi tùy vào từng cách làm cà phê. 

Ngay sau khâu thu hái cà phê là khâu chế biến nhân xanh cà phê. Cách chế biến cà phê khác nhau sẽ đem đến vị ngọt khác nhau.  Nếu quả cà phê được sơ chế khô (Natural process ), hạt cà phê khi uống thường có xu hướng ngọt đầy đặn và có hương vị phong phú, đẩy mạnh những notes hương hoa, hương quả. Thì cách chế biến bán ướt (Honey process), lại giữ lớp nhầy, vị ngọt thấm dần trong quá trình phơi và lưu kho ,của cà phê sau khi rang thường có xu hướng ngọt thanh, hương thảo mộc tinh tế, dịu nhẹ hơn

Tại Pun Coffee, chúng tôi chỉ áp dụng 2 phương pháp chế biến cà phê là chế biến khô (Natural process) và chế biến bán ướt (Honey process), 2 phương pháp chế biến này tôn lên giá trị ngọt thanh, đa hương của hạt cà phê arabica Khe Sanh Quảng Trị.

 

Sau quá trình chế biến nhân xanh, đến công đoạn lưu kho và xát quả, nhặt sạch lỗi defect (đen, nâu, sâu, vỡ) sẽ tiến tới quá trình rang. Nhiệt độ khi rang khiến đường trong cà phê phản ứng. Chúng có thể bị phân hủy hoặc kết hợp với các nhóm chất khác để tạo thành những hương vị hoa quả đặc trưng cho cốc cà phê. Đó là lý do mà hạt cà phê Arabica với nhiều đường hơn có thể tạo ra được nhiều nhóm hương vị phong phú hơn hạt cà phê Robusta. Tuy nhiên, nếu cà phê rang lâu thì đường càng bị phân hủy nhiều và biến mất.  

Thế nhưng tại sao khi cà phê rang sáng, rang nhẹ thì bạn sẽ cảm thấy ít vị ngọt còn rang vừa, rang đậm hơn xíu thì lại thấy vị ngọt rõ hơn khi uống ? 

Bạn có thể nhìn vào biểu đồ về sự thay đổi hương vị này của ikawacoffee dưới đây: 

Như bạn thấymức độ ngọt của  phê sẽ giảm dần theo thời gian  mức rang. Ở mức rang sáng  độ ngọt đang ở điểm cao nhất thế nhưng cùng lúc đó những vị chua hoa quả cũng đang ở mức cao nhấtBởi vậy bạn sẽ khó  thể cảm nhận được vị ngọt khi uốngĐể dễ hình dungbạn hãy tưởng mình đang  2 cốc nước bỏ 1 lượng đường như nhauThế nhưng nếu một cốc bạn vắt chanh vào thì đảm bảo khi uống bạn sẽ thấy cốc đó chua hơn cốc còn lại. Đó là những thay đổi trong hương vị của cà phê trong quá trình rang.

Còn cuối cùng ở giai đoạn pha chế, tùy vào phong cách, sở thích hay dụng cụ pha mà người pha chế cà phê làm một cốc cà phê với nhiều vị ngọt hơn hay xen lẫn và cân bằng với vị chua hoa quả. Tuy nhiên, việc chạm được điểm ngọt khi pha cà phê cũng không phải là dễ. Chỉ cần một chút sơ xuất trong khi sử dụng nhiệt độ, rót nước hay xay cà phê là cốc cà phê của bạn cũng có thể bị vị đắng chát lấn chiếm hoặc vô cùng trống rỗng. 

Vị ngọt trong  phê  sẽ như nào? 

Thế giới vị ngọt xuất hiện với nhiều sắc thái khác nhau. Các món khác nhau sẽ có những kiểu ngọt khác nhau. Bạn sẽ thấy vị ngọt của đường trắng sẽ gắt hơn đường nâu, đường thốt nốt. Vị ngọt của mật ong lại đầy đặn so với vị ngọt của xoài sáng tươi. Còn vị ngọt ở cà phê thiên hướng nhẹ nhàng dịu êm và sẽ làm bạn liên tưởng tới những trải nghiệm khi ăn hoa quả trái cây hoặc những món đồ nguyên bản. 

Vị ngọt của cà phê arabica Khe Sanh Quảng Trị từ đồi Pun.

Cà phê Arbica Quảng Trị trong vài năm liền top đầu cà phê đặc sản Việt Nam, không chỉ là sự đa dạng trong các notes hương mà điếm nhấn nằm chị HẬU VỊ NGỌT NGÀO hậu vị ngọt ngào của cà phê Khe Sanh đến từ điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho mãnh đất này và sự nỗ lực của những con người nhà Pun chăm chuốt cho từng hạt cà phê từ trồng trọt, chế biến, đến rang xay.

Bao nhiêu khách hàng trải nghiệm hạt cà phê nhà Pun đều ngạc nhiên, thảng thốt chính là hậu vị cứ ngọt ngân nga trong vòm miệng, đó là vị ngọt tự nhiên, mà không cần đường, sữa. Ngân nga vị ngọt mà dù có uống qua 1 cốc nước lọc vẫn thấy ngân nga, đó chính là thế mạnh hạt cà phê nhà Pun khi đến tay khách hàng.

Có lẻ chúng ta vẫn nghĩ cà phê cà phê là thức uống thức tỉnh đắng ngắt, đi kèm đường, sữa nhưng thực ra bản chất CÀ PHÊ LÀ TRÁI CÂY nên vị ngọt của trái cây từ cà phê là điều dĩ nhiên rồi nè.

Bài viết sử dụng nguồn tư liệu từ Visty, đơn vị phân phối cà phê nhân xanh của Pun tại Hà Nội.

Tại Pun Coffee, chúng tôi bán cà phê chế biến bán ướt Honey Process – rang medium phù hợp với cách pha chiết xuất cao, vị ngọt thanh ngân, hương thảo mộc Trường Sơn rõ rệt (chanh leo, ổi hồi, mãng cầu xiêm). Bạn có thể liên hệ zalo 0901751875 để mua hàng hoặc trang shoppe sản phẩm nhấn vào link tại đây: Mật – cà phê honey Top 3 cà phê đặc sản Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *