Trước khi mở quán cà phê bạn nên biết những gi chú này

Việc mở quán cà phê luôn thu hút các bạn trẻ tạo ra một trào lưu cà phê mọc lên như nấm mọc sau mưa. Nhưng bên cạnh đó thì việc “phá sản” vì kinh doanh quán cà phê cũng không xa lạ gì. Kiểm soát rủi ro, dự phòng phương án B cho kế hoạch kinh doanh cà phê không phải ai cũng chuẩn bị cả, và bạn cần phải note những lưu ý sau để kinh doanh cà phê thành công.

  1. Nghiên cứu thị trường – khu vực bạn đặt quán cà phê:

Khi máu mở quán đã lên quá cao, việc nghiên cứu thị trường thường được bỏ qua nhiều nhất và hầu như 8/10 quán đều có nguy cơ sang nhượng chuyển đổi hoặc đóng quán do bỏ qua khâu này. Việc nghiên cứu thị trường khu vực bạn mở quán giúp bạn “biết người biết ta trăm trận trăm thắng” và  bạn cần phải trả lời các câu hỏi dưới đây:

Bí quyết mở quán cà phê

Về đối thủ cạnh tranh.

Trong vòng bán kính <2km có bao nhiêu đối thủ cùng kinh doanh quán cà phê như bạn.

Điểm mạnh của quá đối thủ là gì

Mức giá của họ bao nhiêu

Cung cách phục vụ của họ ra sao

Điều gì của họ khiến bạn nhớ mãi….

Về khách hàng:

Khách hàng của bạn họ là ai (đối tượng – độ tuổi – hành vi – sở thích – mức thu nhập)

Họ có thói quen đến quán không hay là sử dụng dịch vụ thứ 3 từ ship hàng.

Mức chi trả của họ như thế nào

….Nói chung trước khi mở quán cà phê bạn cần phải bỏ ra ít nhất thời gian 2 tháng để nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng ở các cung giờ sinh hoạt khác nhau..

  1. Ý tưởng xây dựng mô hình quán cà phê:

Khi bạn có bãn vẽ chi tiết về thị trường và đối tượng khách hàng, việc xây dựng mô hình kinh doanh quán cà phê đơn giản hơn. Bạn nắm được phân khúc khách hàng bạn hướng đến và focus vào đối tượng khách hàng này.

Ví dụ: Với khách hàng là sinh viên – văn phòng, mô hình quán hiện đại nhưng bài trí đơn giản, khoảng cách các bàn ngồi vừa phải vì phần lớn khách hàng vào đây ngồi học bài theo kiểu đội nhóm, làm công việc….bạn tham khảo The coffee house, Viva star

Với khách hàng độ tuổi trên trung niên thích không gian thiên về tự nhiên, trầm ấm vừa để đọc sách nghe nhạc, vừa để tụ họp gia đình, bạn bè….

Khi bạn có ý tưởng, bạn nên làm việc cùng bộ phận thiết kế để họ lên bản vẽ, maket để bạn hình dung được quán mình bố trí như thế nào, không gian có bắt mắt không…v/v…

  1. Thực đơn –menu quán:

Ngày nay, khách hàng cực kì chú trọng vào vệ sinh thực phẩm sạch, đòi hỏi gắt gao trong từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Chính vì vậy menu thực sự không phải cầu kì như trước đây mà thế mạnh của menu bạn nên đánh vào thực phẩm sạch.

Toàn bộ quy trình chế biến, trưng bày nguyên liệu, vệ sinh ly tách bạn nên show ra cho khách hàng chiêm ngưỡng. Bạn thấy đấy, vì sao cà phê pha máy ngày nay lại trở nên “hot”, vì khách hàng được nhìn thấy các hạt cà phê tại máy xay, được thưởng thức ly cà phê đúng điệu từ những hạt cà phê sạch.

Giờ bạn quay lại mục số 2, bạn nên xây dựng ý tưởng quán cà phê show quầy trưng bày pha chế cho khách hàng cùng chiêm ngưỡng.

  1. Phân bổ tài chính:

Bạn nên xây dựng kế hoạch tài chính gồm:

✔Đầu tư cơ sở vật chất cho quán, ngoài thiết kế, bàn ghế, quầy kệ thì cơ sở vật chất cho chế biến như: máy móc pha chế, ly tách chén dĩa muỗng nĩa….

✔Chi phí cho nguyên liệu tiêu hao như: nguyên liệu chế biến như cà phê sữa đường, trái cây… nguyên liệu vật tư như nước rửa, vệ sinh….

✔Chi phí nhân sự: Nhân viên quản lý, phục vụ, bảo vệ….

✔Chi phí maketting

✔Chi phí dự phòng.

  1. Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép kinh doanh cho việc hoạt động của quán:

Cũng giống như bất kỳ các hình thức buôn bán khác, bạn đều cần một số giấy tờ chứng nhận nhất định. Tránh trường hợp sau này khi đang kinh doanh ổn định, lực lượng chính quyền có thể đến và kiểm tra bất cứ lúc nào. Trường hợp xấu nhất có thể bạn sẽ phải đóng cửa quán một thời gian và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu. 3 hồ sơ thiết yếu gồm: Giấy phép kinh doanh, hồ sơ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy…

  1. Nhân sự:

Thật lòng mà nói, với ngành nghề của Pun coffee việc tiếp xúc nhiều quán cà phê thì ngoài không gian, thức uống thì cách thức phục vụ của nhân viên luôn là dấu ấn mà khách hàng ghi nhớ nhiều nhất. Đôi khi những bóc phốt nhau chỉ vì hành vi của 1 hoặc vài cá nhân của quán la đã làm tan nát thương hiệu của mình rồi.

Nên khi tuyển dụng bạn cần xây dựng quy trình hoạt động, phân bổ công việc phù hợp, đào tạo cung cách phục vụ, giao tiếp, xử lý tình huống ở tất cả các bộ phận hoạt động trong quán. Bạn nên tuyển dụng trước khi khai trương từ 2-3 tuần để giám sát cung cách phục vụ, thái độ nhân sự…

  1. Hoạt động truyền thông maketting ngay từ đầu.

Ngày nay công nghệ 4.0 mang lại rất nhiều lợi thế, bạn bắt đầu pr maketting quán của mình từ 2-3 tuần trước khi hoạt động, tạo ghi nhớ cho khách hàng, tăng cường viral bằng các hoạt động ra mắt khuyến mãi, từ đây bạn sẽ ghi nhận được phản hồi của khách hàng về quán của mình từ thức uống, phục vụ, không gian….và xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng phù hợp.

Thực ra bí quyết kinh doanh cà phê không có gì khó khăn cả, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và không nên bỏ qua bất kì bước nào trong bài viết này vì đây là những bước cần thiết nhất để bạn lập nên 1 bảng kế hoạch kinh doanh cà phê hoàn hảo, lập kế hoạch để không phải thành công như mọi người nghĩ mà đơn giản kế hoạch kinh doanh cà phê bài bản để loại trừ nguy cơ thất bại.

Chịu trách nhiệm : Phan Hồng Phong

Pun coffee – cà phê sạch từ Khe Sanh Quảng Trị.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *