Cà phê đặc sản từ lâu đã là biểu tượng của loại cà phê tinh tế và đẳng cấp, với những hương vị phong phú và quy trình chăm sóc kỹ lưỡng từ nông trại cà phê đến tách cà phê trong tay người thưởng thức. Và đa phần khách thưởng thức cà phê đặc sản mặc định những người giàu có và am hiểu về cà phê. Tuy nhiên, với sự phát triển của làn sóng thứ tư, cà phê đặc sản đang trải qua một cuộc biến đổi đáng kể. Các doanh nghiệp và nhãn hàng đang chuyển đổi cách tiếp cận, từ việc tập trung vào nhóm người tiêu dùng “tinh hoa” sang việc mở rộng thị trường để đáp ứng nhu cầu của đại chúng. Điều này không chỉ thay đổi cách sản xuất vẫn giữ được chuẩn đặc sản mà sản lượng phải gia tăng và cách thức xây dựng tiếp thị quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng nhìn nhận về cà phê đặc sản, từ một loại đồ uống sang trọng và xa xỉ đến một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Như cách ngành công nghiệp cà phê đã phát triển qua những “làn sóng” khác nhau, nhận thức của mọi người về nó cũng đã thay đổi. Làn sóng thứ nhất và thứ hai đã dân chủ hóa cà phê khi nó trở thành một mặt hàng được giao dịch toàn cầu và cuối cùng là một mặt hàng chủ lực trong gia đình. Những nỗ lực này nhằm làm cho nó dễ tiếp cận hơn.
Khi cà phê bước vào làn sóng thứ ba, một số tiêu chuẩn nhất định như chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc, tính minh bạch và tính mới đã bị đẩy đến giới hạn cuối cùng. Trong quá trình đó, phân khúc thị trường cao cấp hơn này đã giành được danh tiếng “tinh hoa”. Văn hóa xung quanh cà phê đặc sản được một số người coi là độc quyền hoặc đắt giá. Truyền thông đã làm cà phê đặc sản trở nên khó gần, khó tiếp cận người tiêu dùng rộng lớn đang sử dụng cà phê hàng ngày.
Cà phê đặc sản đã góp phần giáo dục người dùng về cà phê, hiểu rõ hơn giá trị hạt cà phê chất lượng với bộ tiêu chuẩn đánh giá do Hiệp hội cà phê đặc sản quốc tế SCA ban hành, Ưu tiên hàng đầu là giúp người dùng cuối hiểu cà phê đặc sản là một sản phẩm phức tạp, khác biệt và thường được sản xuất một cách bền vững để lí giải cho mức giá cao hơn.
Thương mại hoá cà phê đặc sản, tính tất yếu chuyển đổi của làn sóng cà phê thứ 4
Trước hết, hãy cùng xem có gì trong cà phê đặc sản để nó được xem là “tinh hoa” và đâu là những “cải tiến” đến từ làn sóng thứ tư.
Specialty coffee hay là cà phê đặc sản được xem là tinh hoa vì một số lý do sau:
- Chất lượng cao: Specialty coffee phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt về chất lượng. Hạt cà phê được chọn lựa kỹ càng từ những trang trại tốt nhất, trong điều kiện khí hậu tối ưu. Chất lượng của hạt cà phê được đánh giá thông qua các tiêu chí cupping ( thử nếm) và phân loại khắc khe của SCA.
- Quy trình chế biến kỹ lưỡng: Từ quá trình thu hoạch, phơi sấy, rang xay đến pha chế, mỗi bước đều được thực hiện cẩn thận và chuyên nghiệp. Quy trình này đảm bảo rằng hương vị và chất lượng của hạt cà phê được bảo tồn và phát huy tối đa.
- Giá trị về mặt hương vị: Specialty coffee thường có hương vị phong phú và phức tạp hơn so với cà phê thông thường. Nó có thể có nhiều lớp hương vị, từ trái cây, hoa, hạt rang đến các nốt hương độc đáo khác, mang lại trải nghiệm thưởng thức tinh tế và đặc biệt.
- Đặc tính thủ công: Phần lớn specialty coffee được sản xuất và chế biến thủ công, từ quá trình thu hoạch bằng tay đến việc rang xay và pha chế. Điều này tạo ra một sự kết nối giữa người trồng cà phê và người tiêu dùng, làm tăng giá trị của sản phẩm.
- Trải nghiệm thưởng thức cao cấp: Việc thưởng thức specialty coffee thường đi kèm với các dịch vụ và không gian thưởng thức cao cấp các thiết bị pha chế đặc biệt bởi các barista có tay nghề cao. Điều này tạo ra một cảm giác “cao cấp” cho người thưởng thức.
Vì những lý do trên, specialty coffee không chỉ được xem là một loại đồ uống cao cấp mà còn là một trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật đích thực.Làn sóng cà phê thứ tư bắt đầu từ khoảng năm 2015 (thế giới và 2017 ở Việt Nam) và đang trong quá trình phát triển. Mặc dù không có định nghĩa cụ thể cho làn sóng này, nó thường được liên kết với những xu hướng mới trong ngành cà phê, bao gồm:
- Tập trung vào chất lượng và sự bền vững: Làn sóng này nhấn mạnh vào việc cải thiện chất lượng cà phê và bảo vệ môi trường (nhưng với mức độ cao hơn làn sóng thứ ba), cũng như đảm bảo sự công bằng và bền vững trong chuỗi cung ứng cà phê.
- Cà phê tiện lợi: Xu hướng tiện lợi trở thành một yếu tố quan trọng trong làn sóng này, với sự xuất hiện của cà phê đóng gói sẵn, cà phê nhanh và các sản phẩm cà phê dễ tiếp cận khác như cà phê RTD (Ready-to-Drink).
- Công nghệ và trải nghiệm người dùng: Công nghệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cả quy trình sản xuất và trải nghiệm tiêu dùng của cà phê. Trong đó, tự động hoá là một xu thế không thể tránh khỏi.
- Tiếp cận đối tượng khách hàng mới: Từ làn sóng thứ ba, cà phê đặc sản đã bắt đầu phát triển và mở rộng thị trường của mình. Làn sóng thứ tư tiếp tục thúc đẩy xu hướng này bằng cách mở rộng dải sản phẩm và dịch vụ để thu hút một đối tượng khách hàng rộng lớn hơn, từ những người yêu cà phê lâu năm đến những người mới bắt đầu tiêu dùng cà phê.
Tóm lại: Cốt lõi chính của làn sóng thứ tư là mở rộng quy mô cà phê đặc sản, làm cho cà phê cao cấp trở nên phổ biến hơn với công chúng. Tập trung vào sự bền vững, tự động hóa và tính thương mại trong sản xuất cà phê đặc sản.
Tại Pun Coffee, chúng tôi tự hào là đơn vị duy nhất top 1 cà phê đặc sản Việt Nam 2021-2023-2024 với hạt cà phê arabica chế biết Natural, trong những năm gần đây việc tập trung cải tạo vùng nguyên liệu canh tác bền vững song hành với chế biến chất lượng đặc sản là những mục tiêu chủ chốt hoạt động của Pun Coffee
Nguồn thông tin bài viết: Internet