Bạn là một người yêu thích cà phê và muốn biết những thông tin bên lề thú vị về loại thức uống vô cùng phổ biến này? Hãy tìm hiểu những điều này cùng Pun coffee – cà phê đặc sản Việt Nam đến từ Khe Sanh Quảng Trị
Cà phê được bắt đầu từ những con dê “tăng động”
Từ hàng nghìn năm trước, một người chăn dê người Ethiopia có tên là Kaldi đã phát hiện ra giống cà phê đầu tiên trên thế giới nhờ những con dê. Khi thấy đàn dê bỗng nhiên nhảy nhót, hung phấn, mất ngủ vì ăn phải hạt của giống cây lạ, Kaldi cũng nếm thử và cũng thấy cơ thể mình có những biểu hiện khác lạ, khỏe khoắn, phấn chấn hơn. Thấy thế, một vị mục sư đã gọi Kaldi đến hỏi nguyên nhân. Biết được chuyện, ông đã lấy hạt của giống cây lạ đó đem về trồng trong tu viện. Từ đó, cà phê ra đời và tồn tại đến ngày nay.
Cà phê đã 3 lần bị “cấm uống”
Đầu tiên, năm 1511, Thống đốc Mecca (Ả Rập) đã ra sắc lệnh cấm uống cà phê vì ông cho rằng quán cà phê là nơi giải trí không lành mạnh. Lần thứ hai, vua Charles II vào năm 1675 cũng cho rằng đấy là “nơi ươm mầm nổi loạn” nên ra lệnh cấm. Tuy nhiên, trước sự phản đối kịch liệt của người dân,11 ngày sau vua phải thu hồi thông báo. Fredrick Đại đế là người thứ ba ban hành lệnh cấm uống cà phê tại Đức vào năm 1677.
Tất cả cà phê trên thế giới đều được trồng ở khu vực “vành đai Bean”
Loại đất đỏ đặc trưng, cộng với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên cà phê rất thích hợp khi được trồng ở những quốc gia nằm gần đường Xích Đạo. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tất cả cà phê trên thế giới đều được trồng trên cùng một vĩ độ – và người ta đặt tên cho khu vực đặc biệt này là “vành đai Bean”.
Cà phê rang đen đậm hàm lượng cafein nhiều hơn cà phê nhạt.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơi nóng từ quá trình rang cà phê đen đã làm giảm lượng caffeine có trong loại hạt này. Ngược lại thì những hạt cà phê được rang vàng, có màu sáng thì có nhiều caffeine hơn. Chính điều này làm cho nhiều người nghĩ rằng hạt cà phê robusta với hàm lượng cafein cao hơn so với Arabica, nhưng thực tế hàm lượng cafein của robusta sẽ giảm hơn Arabica nếu kỹ thuật rang không biết cách.
Có khoảng 1400 tỷ tách cà phê được tiêu thụ mỗi ngày
Theo một nghiên cứu mới nhất, mỗi ngày có đến hàng tỷ người uống cà phê với khoảng 1400 tỷ tách cà phê được tiêu thụ.
Uống cà phê ngăn chặn bệnh tiểu đường
Theo các nghiên cứu được các nhà khoa học công bố năm 2005, những người uống từ cà phê mỗi ngày sẽ khó mắc bệnh tiểu đường hơn những người không uống. Bên cạnh đó, trong cà phê có chứa chất chống oxy hóa nên có thể cải thiện sức khỏe từng ngày.
Là mặt hàng giao dịch rất phổ biến
Cà phê được biết đến là mặt hàng được giao dịch phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau “vàng đen” – dầu mỏ.
Bã cà phê giúp cứu sống cây trồng
Chỉ cần pha hỗn hợp nước + bã cà phê + một ít đường và tưới cho những cây trồng sắp chết thì sau vài ngày cây sẽ phục hồi, xanh tươi trở lại. Theo các nhà thực vật học, bã cà phê vốn rất giàu dinh dưỡng, có khả năng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất nên giúp cây trồng phát triển tươi tốt. Hoặc bạn cũng có thể dùng bã cà phê để làm phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng, làm thành phần nuôi giun…
Cây cà phê có thể sống được 200 năm
Thực tế, nếu cây cà phê được trồng ở dạng bụi cây thì có thể sống được đến 200 năm.
Thực sự thế giới cà phê rất tuyệt, chúng mang lại cho chúng ta nhiều điều tuyệt vời hơn bạn nghĩ, bằng tình yêu với hạt cà phê giúp bạn nhìn thấy được đây là loại trái cây quá nhiều quyền năng tuyệt vời.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Hồng Phong