Trong những năm gần đây khái niệm “sản xuất nông nghiệp bền vững” không còn là khái niệm xa lạ trong canh tác nông nghiệp, đó là xu thế tất yếu của hôm nay và tương lai, việc hiểu thế nào là sản xuất nông nghiệp bền vững chính là chìa khoá giúp các nông trang của nông hộ, hộ kinh doanh, hộp tác xã, doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp vận hành trong chính chuỗi phát triển của mình. Và đối với lĩnh vực cà phê việc sản xuất bền vững quan trọng hơn bao giờ hết.
Nông nghiệp bền vững là gì?
Theo một định nghĩa sinh thái học về nông nghiệp bền vững của giáo sư Stephen R. Gliessman tại Đại Học UCSC thì có nghĩa là “một hệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, nuôi trồng làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội, và tính khả thi về kinh tế giữa các nhân tố, cả về chiều rộng lẫn chiều dài (tức là nhiều đối tượng cùng tham gia và nhiều thế hệ cùng tham gia)”.
Rộng hơn nữa, hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững là khi chúng ta duy trì được nền tảng tài nguyên thiên nhiên trong đó, phụ thuộc rất ít vào những sản phẩm nhân tạo đưa từ bên ngoài hệ sinh thái vào, quản lý dịch bệnh và sâu hại thông qua những cơ chế điều tiết nội bộ, và hệ sinh thái đó cần được hồi phục sau những xáo trộn (thậm chí tổn thương) gây ra bởi quá trình canh tác và thu hoạch.
Nói một cách đơn giản, nông nghiệp bền vững là một chuỗi sản xuất lương thực, thực phẩm, cây trồng, vật nuôi trong đó người sản xuất sử dụng những kỹ thuật nông nghiệp giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, đồng thời đối xử tốt với vật nuôi.
Giá trị của nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững giúp chúng ta có nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe mà không làm ảnh hưởng xấu đến những thế hệ sau này. Điều cốt lõi làm nên một nền nông nghiệp bền vững là tìm được sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường. Đồng thời cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bởi vì nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, việc đảm bảo phát triển bền vững và an ninh lương thực luôn là vấn đề cấp thiết đối với mọi quốc gia. Và sau đại dịch Covid 19 giá trị của kinh tế nông nghiệp càng quan trọng hơn bao giờ hết, tác động đến một số quốc gia thay đổi chiến lược kinh tế của mình, chuyển dịch sang nông nghiệp thay vì công nghiệp trước đây.
Sản xuất cà phê bền vững là gì?
Cà phê bền vững, là cà phê được trồng theo cách bảo tồn thiên nhiên và cung cấp sinh kế tốt hơn cho những người tham gia sản xuất ra loại cà phê đó. Xuất hiện vừa tròn hai thập kỷ nhưng phân khúc cà phê bền vững đã phát triển thành một ngành công nghiệp có giá trị hàng tỷ đô la, với những tác động quan trọng đối với ngành cà phê khi nhu cầu và nhận thức người dùng ngày càng nâng cao.
Ý nghĩa của việc sản xuất cà phê bền vững:
Bảo tồn thiên nhiên
Bản đồ cà phê là một vành đai khí hậu nhiệt đới, nơi có các cánh rừng nhiệt đới hiếm hoi còn lại của thế giới. Khi nông dân muốn mở rộng diện tích trồng cà phê, việc lấn đất phá rừng là hoàn toàn tự phát. Hơn nữa, cà phê thường được trồng trên các sườn dốc; nếu không được chăm sóc, nó có thể dẫn đến xói lở đất và hình thành các đồi trọc. Việc trồng trọt và chế biến cà phê đòi hỏi một lượng lớn nước, và nước thải có thể làm ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên.. Tóm lại, những nguy cơ trên đã cản trở tính bền vững của ngành nông nghiệp – cà phê.
Vấn đề sinh kế
Khoảng 120 triệu người đang dựa vào cà phê như sinh kế chính của họ, phần lớn trong số này là nông dân. Như đối với bất kì loại nông sản nào khác, người mua cà phê muốn mua giá thấp và bán với giá cao – nhưng thị trường thì luôn biến động và không phải lúc nào cũng theo hướng có lợi cho nông dân. Việc bị ép giá thấp có thể buộc nông dân phải phá rừng rừng nhiều hơn, sử dụng thuốc trừ sâu chất lượng thấp và dựa vào lao động rẻ – lao động trẻ em, trong một số trường hợp – để tạo ra lợi nhuận duy trì cuộc sống.
Ứng phó biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất qua các thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa, tại các khu vực thích hợp để trồng cà phê. Điều này đã bắt đầu gây ra vấn đề ở các vùng trồng cà phê như Trung và Nam Mỹ, nơi một số nông dân chuyển sang các loại cây trồng khác ít bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (và ít bị biến động giá do biến động thị trường). Điều này làm giảm nguồn cung cà phê, có nghĩa là về lâu dài, giá sẽ tăng lên (chúng ta có thể tiên liệu chính xác về sự thiếu hụt cà phê trong tương lai). Cây cà phê được canh tác từ 20 đến 30 năm, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến nông dân sớm từ bỏ cây cà phê, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc làm mất ổn định lợi nhuận kinh tế dài hạn.
Những bước đi mới của Sustainable Coffee
Trên đây là một số vấn đề mang tính toàn cầu mà cà phê bền vững chỉ đóng góp tiền đề cho các cam kết tốt hơn để dung hòa các giá trị mà cà phê mang lại cho toàn chuỗi cung ứng. Việc ứng phó với các vấn đề trên hoàn toàn không đơn giản mà đòi hỏi sự chung tay từ các tổ chức xã hội, chính phủ,.. Một trong những nỗ lực mang tính dẫn đầu hiện nay cho cà phê bền vững (Sustainable Coffee Challenge) đang rộ lên qua hình thức Thương mại tiếp (Direct Trade), qua đó các nhà rang xay/quán cà phê sẽ thu mua cà phê trực tiếp từ người trồng (nông dân hoặc hợp tác xã).
Tuy nhiên, “Bền vững” là một khái niệm vốn không hề có mặt trong nền kinh tế và chưa từng tồn tại đối với cà phê. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà hầu hết các doanh nghiệp đều kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ nhãn “Sustainable Coffee” mà vẫn trông rất cao thượng, do vậy sẽ luôn tồn tại những thách thức đối với tính bền vững của ngành cà phê
Thử thách cà phê bền vững
Song, bạn sẽ rất vui khi biết rằng nhiều công ty, chính phủ, các tổ chức xã hội và các cá nhân đã cùng hành động vì một mục tiêu. Và một trong những nỗ lực lớn hiện nay được gọi là Thách thức cà phê bền vững (Sustainable Coffee Challenge). Đây là một sáng kiến mới (với sự tham gia của các gã khổng lồ như Starbucks, McDonald’s…) nhằm biến cà phê thành sản phẩm nông nghiệp hoàn toàn bền vững đầu tiên trên thế giới bằng cách hợp nhất tất cả những mắc xích trong ngành cà phê – người trồng, thương nhân, nhà rang xay, nhà bán lẻ – để tạo ra một nhu cầu lớn hơn (và châm ngòi cho các khoản đầu tư lớn hơn) vào cà phê bền
Chịu trách nhiệm nội dung bài viết: Lương Ngọc Trâm
Bài viết sử dụng nguồn tư liệu từ Primecoffee