Mục tiêu tác động xã hội
Đơn vị : Công ty TNHH Pun Coffee
Địa chỉ: Đồi Pun, km27 Hồ Chí Minh tây, thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị..
Đại diện pháp lý: Lương Thị Ngọc Trâm
Đơn vị : Công ty TNHH Pun Coffee
Địa chỉ: Đồi Pun, km27 Hồ Chí Minh tây, thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị..
Đại diện pháp lý: Lương Thị Ngọc Trâm
Pun Coffee cà phê đặc sản toàn cầu được canh tác bền vững đa dạng sinh học trên nguyên lý tôn trọng môi trường tự nhiên và an toàn cho những nhân tố có liên quan
Xây dựng tín chỉ carbon cho các vườn cà phê, đảm bảo việc giảm phát thải trong sản xuất của Doanh nghiệp bằng 0 đến năm 2050 như cam kết của chính phủ Việt Nam với Quốc tế.
Hồ sơ nhân sự Pun Coffee
Lương Thị Ngọc Trâm – Co Fouder cum Coo
Phan Hồng Phong – Fouder cum CPO
Phạm Thị Hương
Kế toán
Văn Thanh Nhã
Maketting online
Đoàn Anh Tuấn
Sales
Hồ Văn Chỉnh
(ĐBTS Vân Kiều)
Kỹ thuật vườn
Hồ Thị Khăn
(ĐBTS Vân Kiều)
Kỹ thuật chế biến
Lao động phổ thông
(Chị em phụ nữ ĐBTS Vân Kiều)
THT Xa Ry2
Vùng nguyên liệu liên kết theo hợp đồng nguyên tắc: 145 ha với 95 nông hộ trong đó có 55 hộ là đồng bào thiểu số Vân Kiều (70% là nông hộ thuộc diện hộ nghèo)
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh minh bạch và rõ ràng
Xây dựng chuỗi sản xuất – tiêu thụ cà phê thân thiện & an toàn cho môi trường
Cộng đồng cà phê liên kết bền vững, bình đẳng và cùng phát triển
Pun Coffee xác định các vấn đề trọng yếu là những chủ đề quan trọng, cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mà Pun đưa ra.
Chúng tôi xây dựng những phương hướng, biện pháp khác nhau để giải quyết các mục tiêu đó, tối ưu vào mục tiêu quan trọng gắn liền với hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển thực tiễn của Pun Coffee
✔ Diễn biến thất thường yếu tố thời tiết cực đoan
✔ Tăng chi phí mở rộng diện tích các vùng cà phê đa dạng sinh học như chuyển đổi cây giống cà phê mới, cây lâm nghiệp bản địa và thắt chặt việc xây dựng quản lý vùng nguyên liệu bền vững.
✔ Tính cam kết của người nông dân trong quá trình chuyển đổi canh tác và loại bỏ hoá chất ra khỏi vùng nguyên liệu.
✔ Xây dựng được vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao bền vững thân thiện môi trường.
✔ Tạo giá trị uy tín thương hiệu đối với khách hàng người tiêu dùng, các quỹ đầu tư các tổ chức
✔ Thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong nước và quốc tế, các tổ chức, các quỹ tài chính đầu tư về phát triển bền vững.
✔ Gặp nhiều rủi ro tiếp cận văn hoá tập quán của đồng bào thiểu số Vân Kiều, mất nhiều thời gian và lãng phí tài chính để đào tạo lực lượng lao động là người ĐBTS.
✔ Giảm cơ hội lựa chọn sản phẩm cà phê chất lượng cao vì kiến thức và thói quen tiêu dùng sản phẩm của khách hàng.
✔ Chi phí đầu tư giá trị kinh doanh dịch vụ mới nhưng chính sách pháp lý hỗ trợ còn hạn chế và chưa cụ thể.
✔ Lực lượng lao động tại chổ sẵn sàng
✔ Gia tăng mức độ trung thành khách hàng bởi sản phẩm chất lượng giá trị nhân văn.
✔ Gia tăng giá trị doanh thu từ việc mở rộng sản phẩm dịch vụ mới mà không phải mất nhiều chi phí đầu tư.
✔ Rò rỉ thông tin và đánh cắp số liệu vì việc minh bạch hoá thông tin hoạt động của doanh nghiệp.
✔ Gặp phải những rủi ro tiềm ẩn gây thiệt hại cho DN cũng như nhà đầu tư do việc tuân thủ chặt chẽ các quy định chế tài quản lý pháp lý
✔ Nâng cao giá trị vị thế doanh nghiệp thông qua đối thoại giữa các bên liên quan.
✔ Tham vấn ý kiến đối với chính quyền trong việc xây dựng bộ khung pháp lý linh hoạt hỗ trợ các chính sách phát triển doanh nghiệp vùng biên giới.
Xây dựng biểu đồ khung phân loại tác động nhằm đưa ra các danh sách nhóm tác động mà gắn với tình hình thực tế ngành nghề cà phê, với Pun Coffee và cộng đồng địa phương. Từ các thông tin này chúng tôi tiến hành bước tiếp theo.
✔ Việc phân loại các tác động và đối chiếu tương ứng theo các chỉ số tác động bền vững tham chiếu từ 17 chỉ số SDGs Liên Hiệp Quốc, các chỉ số GRI, các vấn đề cốt lõi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tạo tác động.
✔ Thu hẹp chọn lựa phù hợp với chiến lược mục tiêu của doanh nghiệp và khả năng thực hiện của doanh nghiệp
Dựa vào bước 1 bước 2 một bản đề xuất ý kiến cuối cùng được Hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo doanh nghiệp thông qua và triển khai về các ban ngành, cá nhân có trách nhiệm thực hiện.