Trong 3 ngày 03-07/07/2023 lớp học Cảm xúc xã hội thông qua nghệ thuật được tổ chức tại đồi Pun do cô Lạc Thư và thầy Đoàn công ty Life Art tổ chức dưới sự tài trợ của bác Thu Hà (Rabo Foudation) và các mạnh thường quân là bạn bác Thu Hà tài trợ.
Thực sự lần đầu tiên mình nghe về cụm từ “Cảm xúc xã hội thông qua nghệ thuật” sự ngỡ ngàng vỡ oà, của nhà Pun tụi mình khi bọn trẻ người Vân Kiều vốn rụt rè nhút nhát nay chia sẽ cởi mở hơn,tự tin hơn. Những nụ cười giòn giã, những ánh mắt lấp lánh chưa chan niềm hạnh phúc, hành trình dài Pun đồng hành cùng các bạn nhỏ người Vân Kiều nhằm góp phần giúp đỡ các con thay đổi được tư duy về suy nghĩ trong cuộc sống, linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn….những đứa trẻ vốn rất rụt rè ấy nay tự tin chia sẽ suy nghĩ khát vọng ước mơ của mình thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
Một số hình ảnh ghi lại của lớp học trong 3 ngày
Cảm xúc xã hội thông qua nghệ thuật là chương trình đào tạo nhằm Nuôi dưỡng sự đồng cảm – một kỹ năng xã hội quan trọng. Đồng cảm là một kỹ năng quan trọng cho phép một người hiểu được cảm xúc của người khác. Nghệ thuật là một hình thức thể hiện tình cảm, và chúng phát triển sự đồng cảm ở học sinh qua hai phương thức: thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật.
Thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật
Nghệ thuật tạo ra phản ứng cảm xúc ở người xem. Chiêm ngưỡng một bức tranh, nghe một bài hát hoặc thưởng thức một buổi biểu diễn đều có thể tạo ra những phản ứng cảm xúc. Thay vì những tiết học nhiều kiến thức như toán, lý,… khi học sinh xem một buổi biểu diễn, các em có thể cảm nhận được những cảm xúc mà người trình bày tạo ra trên sân khấu.
Sáng tạo nghệ thuật
Khi học sinh sáng tạo nghệ thuật dù bất kể loại hình nào, họ đang được phát triển sự đồng cảm. Từ phác họa, vẽ một bức tranh đến thể hiện một bài hát, học sinh sẽ sử dụng cảm xúc của mình để nâng cao màn biểu diễn. Để làm điều này thành công và tạo ra tác động lớn nhất đến người xem, học sinh phải “liên hệ” với những gì họ đang cảm thấy. Đây là lí do mà nhiều trưởng học khuyến khích các học sinh tự mình hoặc tham gia đóng góp vào quá trình biên đạo, thiết kế tiết mục biểu diễn. Điều này giúp em tự sáng tạo nghệ thuật và thích thú với sản phẩm mình tự tạo ra thay vì chỉ biết làm theo chỉ dẫn của giáo viên.