Cà phê là thứ đồ uống có sức quyến rũ kỳ lạ và nó là sản phẩm có những con số biết nói. Bản thân cà phê cũng mang trong mình những câu chuyện riêng đầy hấp dẫn. Dòng chảy văn hóa cuốn cà phê “trôi” cùng dòng chảy lịch sử phát triển loài người với những chuyển biến liên tục, từ những cách uống thô sơ ban đầu đến kỹ thuật pha chế cầu kì, trình diễn khiến thế giới xoay vòng bên ly cà phê. Ở Việt Nam, đến bây giờ câu chuyện ai là người mang cà phê đến mãnh đất chữ S này vẫn là bí ẩn, nhưng văn hoá thưởng thức cà phê thì Việt Nam lại có nét văn hoá riêng, ấn tượng đặc biệt- cà phê phin- khiến thế giới khi nói đến cà phê Việt Nam ai cũng biết. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi chiếc phin pha cà phê Việt Nam có từ khi nào và nguồn gốc chiến phin huyền thoại ấy ra sao chưa? Cùng Pun ngược dòng thời gian tìm hiểu xem nhé.
Nguồn gốc lịch sử phin cà phê Việt.
Từ thế kỉ XIX, cây cà phê cũng đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam thời thuộc địa, để cho những thực dân quyền chức đô hộ đó thưởng thức cà phê tại bản xứ, những công cụ pha cà phê đầu tiên ra đời, và có lẽ từ đó chiếc phin pha cà phê Việt Nam dần hình thành. để rồi dần dà nó không chỉ là một dụng cụ chiết suất cà phê đơn thuần mà trở thành một điều đặc biệt trong văn hóa cà phê ở Việt Nam. Hình ảnh ly cà phê phin gắn liền xuyên suốt chiều dài lịch sử văn hóa cà phê của người Việt. Và hơn thế, cà phê phin đã mang tầm thương hiệu, một nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của người Việt Nam.
Nói không ngoa khi người làm ra chiếc phin pha cà phê đàu tiên chính là Tổng giám mục Paris – Hồng y Linh mục của nhà thời St.John ở Prota Latina tên là Jean-Baptise de Belloy đã sáng chế dụng cụ pha chế cà phê đặc biệt gọi là Belloy’s drip coffee pot, và thời điểm ấy vị Tổng Giám mục này 91 tuổi, một tín đồ đích thực cà phê.Việc mày mò tìm ra cách pha cà phê đặc biệt thay thế cho cách pha cà phê ngâm ủ trước đó mà ông Belloy cho rằng nó quá nhạt nhẽo, và chính những chiếc belloy’s drip pot này nó đã đến Việt Nam tạo ra nét văn hoá cà phê cực kì độc đáo mang đậm dấu ấn Việt.
Đối với chiếc phin Việt nó bao gồm nhiều bộ phận: đáy đĩa, thân phin, lưỡi gà, nắp đậy. Chất liệu phin tùy thuộc vào chất liệu như nhôm, inox, đất sét. Mỗi vật liệu có ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng nhôm và inox là vật liệu phổ biến nhất hiện nay.
Cuộc sống hiện đại cùng nhịp sống bận rộn, chưa kể đến sự du nhập của nhiều loại đồ uống, nhiều cách thức mới trong thưởng thức cà phê khác nhau, nhưng tuyệt nhiên, với rất nhiều người, được thả lỏng tâm hồn, chờ đợi từng giọt tinh chất cà phê nhỏ giọt và thưởng thức ly cà phê phin đậm đà vẫn là một thú vui mỗi ngày.
Cà phê nào được xem là phù hợp với pha phin.
Để trả lời câu hỏi cà phê nào phù hợp pha phin thực sự rất khó, bởi sự ngon hay không ngon (dở) nó là gu thưởng thức cà phê của từng người, từng cá nhân. Bởi sau vài năm bước chân vào thị trường cà phê, chúng tôi nhận ra mỗi khách hàng thưởng thức cà phê là cách thưởng thức khác nhau. Nhưng quan trọng nhất chính là hạt cà phê chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Thử hình dung xem rất nhiều trong số chúng ta trong đó có bạn, có tôi, mỗi ngày chúng ta đều khởi đầu bằng 1 tách cà phê, thậm chí có nhiều bạn bỏ qua bước ăn sáng mà làm ngay luôn cà phê phin để bước vào ngày mới, và nếu ly cà phê bạn đang sử dụng không có nguồn gốc không có xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì với mỗi ngày 1 đến 2 cử cà phê chúng ta đã đưa những thứ gì, chính vì vậy việc chọn cà phê đúng gu bạn còn phải quan tâm đến các thông tin khác nữa nhé.
Ở Pun, tụi mình tự hào về dòng cà phê pha phin đặc biệt tụi mình, sản phẩm được xếp hạng best seller nhà tụi mình, được rang xay trên nền tảng cà phê đặc sản arabicas và robusta với các cấp độ rang khác nhau làm ra ly cà phê hoàn hảo đến tay bạn.
Link xem sản phẩm và mua hàng tại đây nhé: Cà phê bột pha phin đặc biệt
Bài viết tụi mình sử dụng nguồn tư liệu và hình ảnh Internet
Chịu trách nhiệm nội dung: Lương Ngọc Trâm
Pun Coffee – cà phê đặc sản Việt Nam từ Khe Sanh Quảng Trị