Người ta chia tất cả sinh vật sống trong hệ sinh thái thành ba loại: sản xuất, tiêu thụ và phân hủy. Mấu chốt để hiểu hệ sinh thái là nghiên cứu sự tương tác giữa các khâu sản xuất, tiêu thụ, phân hủy và các vi sinh vật khác cùng các yếu tố như mặt trời, nước, không khí, chất khoáng v.v…
Vật sản xuất là những cây lá xanh có chứa chất diệp lục. Chúng tạo ra thức ăn (cacbonhydrat) cho bản thân chúng và cho mọi sinh vật khác bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời (chỉ năng lượng từ bên ngoài) và lấy chất dinh dưỡng (khoáng, nước, cacbondyoxit. Quy trình sản xuất này được gọi là quang hợp. Cần chú ý rằng không gì có thể sản xuất thức ăn cho sinh vật ngoài cây. Đó là lý do tại sao người ta gọi cây là vật sản xuất.
Vật tiêu thụ là những động vật sống bằng cách ăn các sản phẩm (cacbonhydrat) của vật sản xuất một cách trực tiếp và gián tiếp. Vật tiêu thụ được chia thành bốn nhóm: nhóm thứ nhất, nhóm thứ hai, nhóm thứ ba và nhóm ăn thịt cao nhất. Nhóm thứ nhất bao gồm động vật ăn cỏ (ví dụ côn trùng), chúng ăn trực tiếp sản phẩm của vật sản xuất. Nhóm thứ hai là động vật ăn thịt (như nhện, ếch), chúng chủ yếu ăn động vật thuộc nhóm thứ nhất. Nhóm thứ ba (như rắn) chủ yếu ăn động vật thuộc nhóm thứ hai. Nhóm thú ăn thịt (như hổ, báo) là những động vật chủ yếu ăn động vật thuộc nhóm thứ ba. Không có động vật nào ăn nhóm thú ăn thịt cao nhất. Theo đó, có một mối quan hệ cân bằng nhất định giữa các vật tiêu thụ. Con người được xếp vào nhóm tiêu thụ. (Chú ý: mối quan hệ thật sự giữa các loài động vật còn phức tạp hơn. Cách phân loại này chỉ bao gồm những mối quan hệ đơn giản.
Vật phân hủy là những vi sinh vật (như nấm, vi khuẩn, vi rút v.v…) sống bằng cách ăn các chất hữu cơ như chất thải của các vật sản xuất và vật tiêu thụ (như lá cây, xác xúc vật và phân động vật v.v…). Có một lượng lớn các vi sinh vật sống trong đất (hơn 100,000,000 trong một gam đất). Chức năng quan trọng nhất của vật phân hủy là biến đổi chất hữu cơ thành mùn thông qua phân hủy và thành chất khoáng thông qua khoáng hóa. Mùn rất cần thiết cho việc tạo ra đất và cải thiện đất. Chất khoáng lại được các vật sản xuất hấp thụ như là chất dinh dưỡng. (Từ góc độ khác, vật phân hủy được coi là chất dọn sạch hành tinh này. Bởi các vi sinh vật hoạt động trong đất, đất sẽ được dọn sạch và tốt, nếu không thì bề mặt hành tinh này sẽ đầy các chất thải của các vật sản xuất và vật tiêu thụ).
Chu trình vòng dinh dưỡng thuận thiên
Nhà Pun Coffee tụi mình bắt đầu xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp cà phê thuận thiên cùng bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều, nhằm góp phần nhỏ tụi mình trong công cuộc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Bởi hiện nay, thiên nhiên càng ngày càng khắc nghiệt, có lẻ đó chính là hậu quả của con người chúng ta gây ra một thời gian dài. Môi trường tự nhiên bị phá hủy, hóa chất bị lạm dụng, công nghệ biến đổi gen GMO phá vỡ đi hệ cân bằng của nông nghiệp…chúng ta quên mất giá trị của đất mẹ đối với nông nghiệp và con người.
Với cà phê thuận thiên, Pun Coffee cải tạo phát triển lại hệ thống cỏ nhằm giữ ẩm cho đất, thúc đẩy hệ sinh vật dưới mặt đất sinh sôi nảy nở, các cây tầng táng đang xen nhau tạo nên tổng thể vườn cà phê đang dạng sinh học. Thu hút côn trùng có lợi, và từ đó tạo thành bức tường tự nhiên ngăn chặn thiên địch và côn trùng có hại. Hệ thực vật tự nhiên luôn biết cách cân bằng sinh thái nếu chẳng may bị phá vỡ, lắng nghe được hệ sinh thái tự nhiên thì chính là con đường phát triển nông nghiệp bền vững.
Nguồn bài viết tham khảo: Apachai