Nói đến Quảng Trị, người ta nghĩ ngay đến vùng gió Lào nắng rát mùa hè, hay cái lạnh thấu da đêm đông. Thời tiết khắc nghiệt ấy nên sản vậy nơi đây lại có nét riêng rất đậm đà. Ngược đường về miền Tây Quảng Trị, lưng chừng độ cao hơn 600 mét so với mực nước biển, nơi đây được thiên nhiên ưu đãi thời tiết mát mẻ, đất đỏ bazan màu mỡ cây cối tốt tươi và cà phê Khe Sanh Quảng Trị nổi tiếng trong vô vàng nông sản đậm miền nắng gió.
Tôi vẫn nhớ, khi tôi đưa cà phê Khe Sanh đi giới thiệu, ai cũng hỏi Quảng Trị sao có cà phê lại là cà phê arabica nữa…loại cà phê dành riêng cho những người sành điệu trong việc thưởng thức cà phê. Vẫn còn khắc ghi trong tôi khi cà phê Khe Sanh được mang đi cupping, tình cờ lại gặp cô bé barista ở Đà Lạt, là người gốc Quảng Trị nhưng từ nhỏ sinh ra vùng kinh tế mới Tây Nguyên, em bất ngờ khi nghe đến quê miền nó gió lại có cà phê, những giọt nước mắt của cô bé barista ngày ấy đến giờ vẫn khiến tôi nhớ mãi.
Thực tế thì chỉ có những ai làm trong ngành cà phê mới biết được có loại cà phê arabica vùng Khe Sanh, bởi thương hiệu cà phê Khe Sanh cũng chỉ mới phổ biến trên thị trường cà phê mấy năm gần đây (mặc dù cà phê Khe Sanh có từ lâu đời) với những diễn đàn workshop dành cho cà phê và khi chính quyền bước chân vào cùng bà con sản xuất kinh doanh cà phê tại Khe Sanh Hướng Hóa.
Ngược dòng lịch sử cây cà phê Khe Sanh, thì chính loại trái cây huyền thoại này cũng mang nhiều thăng trầm với các cung bậc cảm xúc khác nhau. Người khai sinh cây cà phê vùng trung du Hướng Hóa này chính là quân nhân người Pháp một nhà sinh vật học, khi được điều động đến đây ông nhìn nhận được khí hậu đặc biệt vùng này. Và rồi ông bắt đầu đưa cây cà phê vào trồng thử nghiệm khai sinh đồn điền cà phê đầu tiên tại đây vào năm 1926.
Cà phê Khe Sanh nguyên bản phổ biến hiện nay là giống arabica catimor trái đỏ, giống bounbon trái vàng cũng được trồng tại nơi đây nhưng ít do năng suất thấp. Có thời điểm cà phê robusta cũng được triển khai trồng nhưng không thành công một phần do đặc thù sinh học của cà phê robusta thụ phấn chéo, và không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt khô hạn tại nơi này.
Ngày nay, cà phê Khe Sanh đi đầu là vùng cà phê chè chiến lược của miền Trung bên cạnh cà phê vùng A Lưới (Thừa Thiên Huế), diện tích tập trung lớn nhất tại Hướng Phùng. Cà phê Khe Sanh mang nét đặc trưng rất dễ cảm đó chính là hậu vị ngọt đậm kéo dài nhưng hương bị ngắn và đứt nhanh điều này là nhược điểm mà cà phê arabica xứ này cần khắc phục.
Vòng đời sinh học của cây cà phê arabica tại Khe Sanh bắt đầu trổ bông thường cuối tháng 2 qua đầu tháng 3 và trổ bông làm 3 đợt. Người dân chăm sóc cây cà phê 1 năm và thu hoạch 2 tháng bắt đầu cuối tháng 10. Hiện tại đối với người nông dân làm cây cà phê đang bị rơi vào tình trạng khủng hoảng giá nghiêm trọng, cập nhật giá cà phê tươi hiện tại từ 3.000vnđ đến 3.500vnđ. Điều này làm cho rất nhiều hộ nông dân muốn bỏ cây cà phê và điều này chính là bài toán mà các cấp chính quyền, ban ngành, doanh nghiệp thu mua, người dân cần ngồi lại tìm ra phương án giải quyết.
Hiện tại Pun coffee ngoài nông trang sẵn có chúng tôi liên kết với bà con đồng bào tại địa phương sản xuất cà phê theo quy hoạch mà Pun coffee đã xây dựng, từ khâu chăm sóc, bón phân, thu hái và tuyệt đối nói KHÔNG với các chế phẩm hóa học. Phân bón hiện nay của Pun coffee chính là dòng phân bón sinh học tự nhiên mà chúng tôi cung cấp cho bà con để giữ nguyên vẹn vị nguyên bản của loại nước trái cây mang tên cà phê.
Pun coffee chỉ là doanh nghiệp nhỏ mới thành lập trong thời gian gần đây, chúng tôi trăn trở làm sao mang lại giá trị cho cây cà phê Khe Sanh cũng như nâng cao sinh kế cho bà con đồng bào địa phương trước hết nằm trong chuỗi liên kết của Pun.
Chúng tôi mong rằng bạn những người tiêu dùng thông minh hiểu được rằng CÀ PHÊ CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ LOẠI NƯỚC TRÁI CÂY, chúng không phải là loại nước đen đục nhiều bọt đậm đắng khét cháy….chúng mang trong mình màu nâu sóng sánh đầy đủ cung bậc của hương thơm cỏ hoa mật ngọt hòa quyện lẫn nhau, với vị đắng chua ngọt mặn….mà khi bạn nhâm nhi từng giọt bạn sẽ cảm nhận ra điều mà bấy lâu nay bạn bỏ quên.
Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Hồng Phong
Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu từ Primecoffea
Tham khảo nội dung Puriocafe