Câu chuyện cà phê hữu cơ bắt đầu trong những năm 1980 – 1990, khi trên thế giới xuất hiện loại cà phê độc đáo khác biệt là Blue Mountain ở Jamaica, hay Kopi Luwak của Indonesia mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao, điều này đưa đến xu hướng là chuyển đổi cà phê canh tác truyền thống sang hướng canh tác hữu cơ. Ban đầu các chuyên gia đánh giá cà phê rất hoài nghi về chất lượng cà phê hữu cơ khá là dở, vì nó đến từ các nông hộ nhỏ, nghèo mà cà phê mặc định là hữu cơ vì họ không đủ tiền mua phân bón hoặc thuốc trừ sâu. Họ cũng chỉ chăm sóc qua loa bằng việc cắt tỉa hoặc chế biến phù hợp với điều kiện hạn hẹp. Nhưng từ năm 1989 tại khu vực Châu Mỹ người ta bắt đầu áp dụng mô hình canh tác hữu cơ theo hướng đặc sản nhằm cải tiến chất lượng cà phê tại khu vực này sau khi các chỉ tiêu đánh giá cà phê khu vực Nam Phi hoàn toàn vượt trội, đặc biệt cà phê Ethiopia được canh tác đang dạng sinh học thì hương vị của chúng khác biệt rõ rệt. Điều này khởi sắc khái niệm cà phê đặc sản canh tác hữu cơ, đẩy giá cà phê loại này lên cao ngất ngưỡng (Giá chúng cao 250% sơ với giá cà phê thông thường –Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới SCA) và hiện nay cà phê đặc sản canh tác hữu cơ chiếm 5% thị phần cà phê thế giới.
Và đi đầu trong phong trào canh tác cà phê hữu cơ phải kể đến Gary Talboy của Coffee Bean International (CBI) và Tom Harding của hiệp hội cải tiến cây trồng Hữu cơ (Orgranic Crop Improvement Association – OCIA) họ đã đào tạo quy trình chăm sóc canh tác cà phê chất lượng cao hữu cơ và chứng nhận cho cà phê hữu cơ cho những hợp tác xã chế biến cà phê đạt chuẩn hữu cơ tại khu vực mỹ La Tinh.
Xu hướng cà phê hữu cơ toàn cầu dự đoán trong tương lai sẽ bùng nổ mạnh mẽ tại Bắc Mỹ tiếp đến là Châu Âu và Mỹ Latinh, bên cạnh đó thị trường mới nổi Châu Á – Thái Bình Dương đưa mức tiêu thụ cà phê vượt lên ngất ngưỡng, các chuyên gia tài chính nông nghiệp dự báo thị trường cà phê hữu cơ sẽ lên tới con số 50 tỷ dolla trong thời gian tới.
– Các ông lớn trong thị trường cà phê hữu cơ toàn cầu là Rogers Family Company, Death Wish Coffee Co., Burke Brand Llc., Jungle Products Cr., Camano Island Coffee Roasters Llc., Special Java Inc., Coffee Bean Direct Llc., Và Allegro Coffee Company. Họ đã rất thành công trong việc định hình thị trường cà phê hữu cơ cũng như xây dựng thương hiệu, thay đổi thói quen người tiêu dùng đối với dòng sản phẩm này, đem lại mức doanh thu vượt hơn so với trước đây 45%. {Theo Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy nông nghiệp nhiệt đới ở Costa Rica (CATIE)}
Các tiêu chuẩn về cà phê hữu cơ toàn cầu
Xét về tiêu chuẩn hữu cơ cho cà phê, tương tự áp dụng với tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp khác và chúng được phân loại như sau:
Cà phê hữu cơ được chia thành 4 nhóm tùy theo % chất hữu cơ chứa trong thực phẩm cà phê đó, gồm: (1) “100% organic” tức là không thêm bất cứ hóa chất nào khác; (2) “Organic” với 95% hữu cơ; (3) “Made with organic ingredients” có ít nhất 70% hữu cơ; (4) “Some organic ingredients” có dưới 70% hữu cơ.
– Và mỗi quốc gia đều có những chứng nhận hữu cơ riêng, một số chứng nhận có độ tin cậy trên toàn thế giới như chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA – Organic), Liên minh Châu Âu (European Union)…, hay hệ thống đảm bảo cùng tham gia trong nông nghiệp (PGS)…
Như vầy bước đầu, bạn đã hiểu được cà phê hữu cơ khởi nguồn từ đâu và tiêu chuẩn đánh giá cà phê hữu cơ thế giới như thế nào, trong bài viết sắp tới Pun Coffee chia sẽ sâu hơn việc canh tác cà phê hữu cơ, và chế biến cà phê hữu cơ như thế nào mới gọi là chuẩn hữu cơ.
Bài viết được trích từ báo cáo chuyên đề cà phê hữu cơ của công ty TNHH Pun Coffee, số liệu thống kê được lấy từ các tạp chí cà phê danh giá toàn cầu