Cà phê cảnh quan vườn rừng là mô hình cải tiến và thúc đẩy hệ sinh cảnh cà phê tiệm cận hệ sinh thái rừng với 5 thành tố trụ cột (3 sinh vật và 2 phi sinh vật) hiệu quả, bền vững trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Mô hình cà phê cảnh quan còn được gọi là mô hình đa dạng sinh học trong vườn cà phê với các tầng lớp cây khác nhau trồng đang xen gồm: tầng cây gỗ vượt tán, nắm giữ vai trò dẫn dắt hệ sinh thái, thường là các cây ăn quả lâu năm (Bơ, nhãn, vải, hồng) choái sống hồ tiêu… Tầng tạo tán quần thể, giữa vai trò quyết định đặc tính hệ sinh thái, là cây trồng nền ở đây là cà phê chè arabica, đang xen tầng tạo tán là các loại cây có múi chiếm 1/10 tỷ lệ tầng tạo tán. Tiếp đến là cây thảm phủ mặt đất, giữ vai trò cải thiện ở hệ sinh thái, là cây họ đậu hoặc các loại cây dược liệu: cỏ ngọt, sả
Bên cạnh đó có các rãnh nước và gờ cản nước, vành đai cách ly ngăn chặn sự xâm lấn của hóa chất vùng liền kề hoặc sâu bệnh, vành đai này có thể chọn dòng cà phê mít (libreica cofee), chuối…bên cạnh đó phát triển chuỗi cây leo như: thanh long, khổ qua rừng.,
Việc đa dạng hệ sinh thái trong vườn cà phê cảnh quan góp phần cải thiện đất, chọn canh tác nông nghiệp tự nhiên hướng tới chuẩn hữu cơ.
Cà phê cảnh quan vườn rừng kiến tạo chủ động các nguồn thu nhập vườn cà phê cho người nông dân:
Hiện nay rất nhiều nông hộ liên kết với Pun Coffee áp dụng mô hình cà phê cảnh quan cải tạo lại vườn cà phê nhằm chủ động các nguồn thu nhập khác nhau từ vườn cà phê cũ từ các loại cây trồng đang xen trong vườn cà phê.
Cà phê Khe Sanh gần 10 năm rớt giá, người dân bỏ bê không chăm sóc cà phê, sản lượng thấp, chất lượng hạt cà phê kém, đến khi giá cà phê tăng vọt tở lại thì người dân lại không có cà phê. Bên cạnh đó việc người dân chuyển đổi cây trồng khác cũng làm diện tích cà phê thu hẹp. Vùng cà phê có gần lịch sử 100 năm đang dần bị thu nhỏ lại. Việc kiến tạo các nguồn thu nhập chủ động từ vườn cà phê tạo hình thái cà phê cảnh quan giúp người dân không chỉ có một nguồn thu nhập là cà phê mà có các nguồn thu khác bổ trợ.
Cà phê cảnh quan canh tác xu hướng canh tác tự nhiên hướng tới hữu cơ (Agroforestry to organics)
Đây là mô hình canh tác xen kẽ với rừng, nương nhờ sự đa dạng và cân bằng sinh học sẵn có của rừng để kết hợp trồng/chăn nuôi, giúp đất đai thêm màu mỡ và chống xói mòn.Và sử dụng phân bón từ cây cỏ kết hợp phân xanh từ chăn nuôi, chăm sóc cây trồng. Sử dụng chế phẩm bảo vệ thực nguyên bản từ sinh vật bản địa chăm sóc cây trồng trong vườn cà phê.
Việc dịch chuyển dần mô hình từ nông nghiệp tự nhiên sang hữu cơ, là cách thức bắt đầu cải tạo đất, thu hoạch nguồn giống bản địa nguyên bản để đạt mục tiêu hữu cơ. Và đây chính là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp bền vững. Hai phương pháp này phối hợp cùng nhau để đạt được mục tiêu:
– Mục tiêu cuối cùng chính là vì mục đích cuối cùng và đều hướng đến sự phát triển bền vững. Sản xuất nại những sản phẩm nông nghiệp sạch, tươi ngon, an lành cho sức khỏe của con người, đồng thời không gây ra những tác động nguy hại đến hệ sinh thái và môi trường sống của muôn loài trên trái đất này.
Việc nói không với sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong hoạt động canh tác nông nghiệp. Ngăn chặn được tình trạng gây ô nhiễm môi trường, nhiễm độc hệ sinh thái, tiêu diệt vi sinh vật, côn trùng trong đất. Áp dụng các phương pháp kiểm soát dịch hại trên cây trồng, bảo vệ mùa màng, bảo vệ môi trường đất đai, nguồn nước và hệ sinh thái bằng: Sử dụng thiên địch hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh, sinh học tự chế để mang lại sự an toàn cho tất cả.
Với vườn cà phê cảnh quan, ngoài mang lại những hạt cà phê chăm sóc tự nhiên nói không hóa chất, còn mang lại các loại cây trái, thảo dược thu hoạch từ vườn…
Mô hình cà phê cảnh quan là xu hướng tất yếu trong tương lai hướng tới hệ sinh thái nông nghiệp bền vững góp phần cải tạo kết cấu đất giúp đất giàu dinh dưỡng, bảo vệ môi trường…