Khe Sanh là một thị trấn nằm ở trung tâm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách biên giới Việt – Lào khoảng 10km. Là một thung lũng đất đỏ rộng lớn, bao quanh là núi rừng, Khe Sanh sở hữu vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Địa danh này được cả thế giới biết đến qua trận đánh lịch sử năm 1968, còn được gọi là Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh hay “Trận Điện Biên Phủ thứ hai”.
Chiến thắng của quân ta tại vùng đất này vào ngày 9/7/1968 đã đập tan âm mưu chia cắt sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của quân Mỹ. Ở thời điểm đó, truyền thông Mỹ dành từ 25 – 50% thời lượng trên các chương trình truyền hình để tường thuật về tình hình chiến sự tại Khe Sanh.
Trong lễ nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Mỹ Obama cũng nhắc đến trận chiến lịch sử Khe Sanh trong bài diễn văn một cách trân trọng.
Khe Sanh vùng đất của cà phê hòa bình.
Chiến tranh qua rồi, những vết thương chiến tranh của trận địa năm xưa cũng đã được hồi sinh bởi những vùng cà phê arabica xanh mướt chạy dài từ Khe Sanh – Tân Liên – Tân Hợp – Hướng Tân – Hướng Phùng – Hướng Sơn, vết thương chiến tranh được hương cà phê chữa lành, vùng cà phê arabica Khe Sanh hồi sinh mạnh mẽ, trở thành vùng cà phê trọng điểm của Việt Nam và nhiều năm liền giữ vị trí quán quân cà phê đặc sản Việt Nam, Top 5 cà phê đặc sản thế giới.
Lịch sử vùng cà phê arabica Khe Sanh
Cà phê Khe Sanh Quảng Trị được khai canh lần đầu vào năm 1926 bởi một người Pháp tên là Eugene Poilane (Theo những tư liệu được lưu giữ tại Bảo tàng khoa học tự nhiên Paris, Pháp và hồi ký của những cựu chiến binh Mỹ).
- Năm 1909: Poilane đến Việt Nam với công việc là một công nhân pháo binh. Ông đồng thời cũng là một nhà thực vật học với sự nghiệp khoa học đáng ngưỡng mộ khi mô tả hơn 36.000 loài thực vật và phát hiện hơn chục loại mới, một số loại mang tên ông, đến nay vẫn còn được lưu giữ tại Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia tại Paris.
- Năm 1918: Poilane lần đầu đến làng Khe Sanh và bị hấp dẫn bởi hệ thực vật phong phú tại đây. Trong quá trình nghiên cứu, ông thấy rằng đất đỏ bazan và khí hậu tại đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê.
- Năm 1926: Poilane quay trở lại Khe Sanh và trồng những cây cà phê đầu tiên, sau đó mở rộng thành một đồn điền cà phê. Song song với đó, ông vẫn tiếp tục với công việc nhà thực vật học. Năm 1964, Eugene Poilane mất vì tai nạn tại đây.
Dù bén duyên với Khe Sanh từ những năm đầu thế kỷ XX nhưng cà phê được canh tác chủ yếu vào thời gian này là arabica (dòng bourbon) liberica (cà phê mít). Đến năm 1978 phát triển dòng cà phê vối rubusta, nhưng sau thời gian thói quen canh tác, chăm sóc cây robusta không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên từ 1995 giống cà phê Catimor (thuộc dòng Arabica) mới trở thành giống cà phê trọng điểm, làm nên thương hiệu của Arabica Khe Sanh cho đến ngày nay.
Vào năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 219/1998 về “Quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị”. Định hướng phát triển này được áp dụng không chỉ cho thị trấn Lao Bảo mà còn cho cả thị trấn Khe Sanh cùng nhiều xã khác của tỉnh Quảng Trị. Từ đó, diện tích trồng cà phê ở địa phương đã lên đến 5.000 hecta, tập trung chủ yếu ở 3 xã là Hướng Linh, Hướng Phùng và Tân Liên, trong đó diện tích trồng lớn nhất thuộc về xã Hướng Phùng (chiếm 80% diện tích canh tác cà phê chè tại huyện Hướng Hoá). Năm 2018 Hiệp hội cà phê Khe Sanh ra đời.
Điều kiện tự nhiên của Khe Sanh Hướng Phùng và huyện Hướng Hóa, phù hợp với cây cà phê arabica catimor.
Arabica cần sinh trưởng trong môi trường tự nhiên đáp ứng điều kiện gồm: Đất có độ cao từ 1000 – 1500m so với mực nước biển, có độ xốp trên 60%; lượng mưa trung bình từ 1200 – 1900mm; độ ẩm 70% và nhiệt độ từ 15 – 24 độ C.
Về lý thuyết, Khe Sanh Hướng Phùng (thủ phủ cà phê arabica Quảng Trị) với địa hình lòng chảo, độ cao trung bình từ 500-900m so với mực nước biển không phải là vùng đất lý tưởng cho sự phát triển của giống cà phê này. Nếu trồng ở dưới thấp như vậy, cây Arabica sẽ không thể sống được hoặc lớn lên mà không ra hoa, cho ra năng suất thấp.
Tuy nhiên, giống cà phê này vẫn thích ứng được với điều kiện tự nhiên tại vùng đất này nhờ sự chênh lệch rất lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm ở cùng đất này (từ 7 – 9 độ C). Đó là lý do tại sao cà phê Arabica Khe Sanh được xem là dòng cafe độc đáo nhất Việt Nam.
Những yếu tố khác ở đây vẫn phù hợp cho sự phát triển cây cà phê Arabica. Khí hậu đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới – gió mùa, quanh năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 22 độ C, lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Khe Sanh cũng có nguồn nước dồi dào đến từ hệ thống ao hồ, sông suối, khe nhỏ chằng chịt. Nhờ đó, cây cà phê sinh trưởng tốt và cho ra sản lượng cao.
Nét đặc trưng riêng biệt độc đạo tạo thành nhận diện thương hiệu cà phê arabica Khe Sanh Quảng Trị
Phát triển trong môi trường tự nhiên của Khe Sanh, Arabica mang đến hương thơm đặc trưng với nhiều nốt vị đa dạng tạo thành điểm thu hút của cà phê nơi đây còn nằm ở hương thơm nhẹ nhàng nhưng quyến luyến. Bên cạnh hương vị nguyên bản, sản phẩm cà phê arabica Khe Sanh còn có hương thơm trái cây như cam, mận, táo,…. giúp trải nghiệm trở nên thú vị và đáng nhớ hơn..
Hậu vị bắt đầu với vị chua, tiếp nối là vị chát rất nhẹ pha lẫn chút đắng thanh chocolate, kết thúc bởi vị ngọt êm dịu.
Những nổ lực gìn giữ thương hiệu cà phê Khe Sanh từ Pun Coffee và nhóm nông hộ tâm huyết
Ban đầu, cà phê được sản xuất có chất lượng rất kém, giá cả thay đổi liên tục và chỉ bán cho các thương lái hay đại lý thu mua tại chỗ. Có những giai đoạn, giá cà phê rớt thảm hại chỉ còn 5000đ/kg. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố:
- Chủ quan: Nhiều người làm vườn cà phê giữ lối canh tác truyền thống, thu hoạch không đảm bảo tỷ lệ quả chín, ngâm nước hoặc trộn lẫn tạp chất để tăng trọng lượng hạt khi bán ra.
- Khách quan: Mất mùa khiến sản lượng giảm sút, thu hoạch kém. Các nông hộ không được hướng dẫn, thống nhất trong quá trình canh tác, chăm sóc, chế biến và bảo quản cà phê, khiến chất lượng đầu ra không được đồng đều.
Những năm gần đây, người trồng cà phê tại địa phương hướng đến mục tiêu sản xuất cà phê đặc sản, chú trọng nâng cao chất lượng, từng bước lấy lại thương hiệu cà phê arabica Khe Sanh.
Hiện nay, các nông hộ, đơn vị chế biến và doanh nghiệp thu mua đã kết hợp lại với nhau để sản xuất ra hạt cà phê đạt chất lượng tốt nhất. Pun Coffee là doanh nghiệp không thực hiện trồng cà phê, chủ trương của chúng tôi là liên kết, chính vì vậy Pun Coffee xây dựng mô hình cà phê chất lượng từ nông trại bao gồm canh tác: Trồng xen cây che bóng, cây lâm nghiệp, quản lý cỏ dại, sử dụng phân bón vi sinh từ rác thải nông nghiệp và hạn chế sử dụng hóa chất, trong trường hợp cây cà phê phát sinh bệnh tật, chế phẩm ngăn ngừa bện tật trên cây cà phê đều được kiểm định và đầy đủ thông tin truy xuất cụ thể.
Hiện nay, vùng cà phê arabica Khe Sanh sau nhiều năm suy giảm diện tích do mất mùa thì các vùng trồng đang được dần tái đầu tư, trồng mới, bởi những cố gắng nổ lực của Pun Coffee cùng nhóm các đơn vị chế biến nhiều năm liền vinh danh cà phê arabica Khe Sanh trên bản đồ cà phê đặc sản Việt Nam. Trong đó cà phê Arabica Khe Sanh do Pun Coffee đã giành được giải thưởng Nhất tại cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam do Hiệp hội cà phê Buôn Mê Thuột tổ chức và tiếp đến năm 2021, 2023-2024 cà phê arabica Khe Sanh do Pun Coffee sản xuất đã liên tiếp nhiều năm liền xếp hạng top 1 cà phê đặc sản Việt Nam.
Để thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam và mang cà phê Việt Nam ra thế giới, năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 triển khai tại 8 tỉnh của Việt Nam, trong đó có Quảng Trị. Giai đoạn 2021 – 2025, diện tích trồng cafe đạt 11.500 ha (chiếm 2% tổng diện tích cà phê trên cả nước); giai đoạn 2026 – 2030, diện tích trồng cafe đạt 19.000 ha (chiếm 3% tổng diện tích cà phê trên cả nước).
Thương hiệu cà phê arabica Khe Sanh mà Pun Coffee đang tổ chức sản xuất chế biến thương mại đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ cà phê đặc sản Việt Nam và toàn cầu. Không chỉ mang đến hạt cà phê chất lượng mà còn tạo tác động bền vững an sinh xã hội, môi trường cho người dân đặc biệt người đồng bào thiểu số mãnh đất này, xứng danh vùng cà phê độc đáo bậc nhất Việt Nam
Nguồn bài viết: Tổng hợp
Chịu trách nhiệm nội dung: Lương Thị Ngọc Trâm