Bình đẳng giới trong sản xuất cà phê đặc sản nền tảng bền vững tương lai

Theo các nghiên cứu từ Hiệp hội Cà phê Đặc sản (SCA), chúng ta vẫn đang phải ứng phó và tìm phương án hạn chế các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới trong ngành cà phê Specialty. Những bất công và rào cản do bất bình đẳng có thể khiến năng suất cà phê trung bình của các trang trại do phụ nữ điều hành thấp hơn tới 25% so với các trang trại của nam giới. Hơn nữa, phụ nữ là lực lượng lao động chính, chiếm khoảng 70% lao động chân tay tại các trang trại cà phê trên khắp thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn chịu nhiều ràng buộc, cản trở khả năng bởi các rào cản kinh tế và xã hội khi tiếp cận với các nguồn lực. Điều này kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng của cà phê, cản trở sự phát triển bền vững của toàn bộ chuỗi cung ứng.

Bình đẳng giới trong ngành cà phê

Bình đẳng giới trước hết là quyền con người. Nó ngụ ý rằng phụ nữ, nam giới, người phi giới tính hay chuyển giới thuộc mọi tầng lớp và chủng tộc đều có giá trị như nhau và đều có quyền bình đằng. Điều đó có nghĩa là tất cả dù giới tính là gì thì họ luôn được hưởng quyền tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực, quyền tự do và cơ hội sống, học tập, làm việc, kiểm soát và quyết định của bản thân. 

Bình đẳng giới trong ngành cà phê có nghĩa là quyền, trách nhiệm và cơ hội của mỗi cá nhân và không phụ thuộc vào việc họ là nam, nữ, hay phi giới tính, người khuyết tật hay thể chất khỏe mạnh, trẻ hay già, da trắng hay da đen, nông thôn hay thành thị. trong lĩnh vực cà phê này, mọi người mọi giới, mọi màu da, mọi địa phương đều có quyền được sống trong hài hoà về quyền lợi, an toàn, an ninh và thụ hưởng thành quả công việc xứng đáng từ công việc làm cà phê của mình. Đây là một tiền đề không thể thiếu để thúc đẩy phát triển sự thịnh vượng và bền vững của toàn ngành cà phê trong đó có cà phê đặc sản.

Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017 cho thấy, khoảng cách giới tính toàn cầu đang gia tăng. Báo cáo cũng lưu ý rằng có tới 50/192 quốc gia vẫn không đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ. Đối với ngành cà phê , thực trạng bất bình đẳng giới cũng đang trong tình trạng đáng báo động và cần được chú trọng giải quyết.

Bình đẳng giới trong ngành cà phê  có nghĩa là quyền, trách nhiệm và cơ hội của mỗi cá nhân không phụ thuộc vào việc họ là nam, nữ, hay phi giới tính

Thực trạng bất bình đẳng giới trong ngành cà phê diễn ra nghiêm trọng đặc biệt những vùng điều kiện khó khăn và người yếu thế. Phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi quyền lợi & cơ hội tiếp cận nguồn lực 

Phần lớn nguồn cung cà phê xanh trên thế giới đến từ các vùng trồng cà phê  có thu nhập thấp và trung bình, nơi tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn phổ biến. Đặc biệt là ở các quốc gia Đông Phi, trung bình nam giới kiếm được hơn 700 USD, trong khi phụ nữ kiếm được ít hơn 450 USD khi thu hoạch cà phê. Sự chênh lệch thu nhập này ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người lao động nữ, làm giảm hiệu suất sản xuất cà phê mỗi năm. 

Thêm vào đó, phụ nữ thường không được tiếp cận các nguồn lực ở mức độ ngang bằng với nam giới như đất đai, tín dụng, thông tin và giáo dục. Tỉ lệ mù chữ tăng làm phụ nữ khó nhận được các cơ hội thăng tiến và tiếp cận nguồn tài chính tốt. Như ở Ethiopia, ước tính chỉ có 25% nữ sinh học trung học. Việc thiếu cơ hội tiếp cận giáo dục này kéo theo sự suy giảm của trình độ lao động và dân trí. Điều này có thể gây nên các hệ quả tiêu cực về sản lượng và chất lượng cà phê tổng thể trên toàn thị trường. Đây có thể là một trong nguyên nhân dẫn đến sản lượng cà phê toàn cầu giảm 8,5 triệu bao trong năm 2021.

Ở một số nơi, để sở hữu đất đai, người phụ nữ phải chịu rất nhiều ràng buộc về mặt pháp luật, thậm chí phải có sự đồng ý của chồng. Sách trắng năm 2015 của SCAA (Hiệp hội Cà phê Đặc sản Hoa Kỳ) cho thấy phụ nữ chỉ sở hữu từ 3-20% đất đai ở các nước đang phát triển. Nếu sở hữu nguồn lực phong phú, mạnh mẽ như nam giới, người phụ nữ có thể nâng cao đáng kể năng suất tại các trang trại của mình. Cụ thể, FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) ước tính rằng năng suất ở các trang trại do phụ nữ điều hành có thể tăng tới 30% nếu họ được tiếp cận các nguồn lực giống như nam giới.

Một phụ nữ hái cà phê trên trang trại

Nữ giới gánh vác các công việc lớn trong gia đình nhưng lại không có địa vị và tiếng nói, quyền quyết định chính trong gia đình

Lao động nữ trên các nông trại cà phê góp mặt trong hầu hết tất cả mọi công đoạn của quá trình sản xuất, từ việc nông trại như: trồng cây giống, chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tạo táng, làm cỏ cho đến thu hoạch, và thậm chí tham gia khâu sản xuất chế biến. Tại Pun Coffee, lực lượng lao động nữ chiếm 75% tổng số lao động trong lĩnh vực sản xuất cà phê, trong đó 80% số này là chị em đồng bào thiểu số Vân Kiều, thực tế văn hoá tập tục của bà con đồng bào thiểu số đã khiến chị em phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi. Họ phải làm tất cả các công việc nông nghiệp gia đình như trồng sắn, ngô, khoai, lúa, gừng, nghệ….hầu như những người phụ nữ tôi tiếp xúc, họ quán xuyến tất cả các công việc trong gia đình, họ là lao động chính và nguồn thu nhập chính của gia đình. Nhưng địa vị của họ trong gia đình không có và họ không có quyền tự quyết tự chủ gia đình.

Một phụ nữ tham gia chế biến cà phê đặc sản

Qua những tiếp cận thực tế và cụ thể, Pun Coffee nhận thấy khi chị em phụ nữ đồng bào thiểu số Vân Kiều khi có cơ hội tiếp cận nguồn lực về thông tin, chính sách, hỗ trợ tài chính khả năng vận hành quản lý công việc hiệu quả tăng 30% so với nam giới bởi sự nổ lực của họ rất lớn.

Không chỉ trên phạm vi nông trại, tại các cuộc thi chuyên môn danh tiếng, lao động nữ vẫn chưa có nhiều cơ hội để tạo nên tiếng vang và thương hiệu riêng của mình. World Brewers Cup vẫn chưa có người chiến thắng là phụ nữ và Giải vô địch Barista Thế giới chỉ có người chiến thắng là nữ đầu tiên vào năm 2019. Trung bình, phụ nữ chỉ chiếm 10% số người lọt vào vòng chung kết và khoảng 1/3 số người tham gia. Đây là một con số khá nhỏ và cần cải thiện trong thời gian tới.

Việc bảo đảm bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngành cà phê đặc sản specialty 

Quan điểm xem nam giới là trụ cột của ngành cà phê truyền thống đã không còn phù hợp với tiến trình bền vững, trách nhiệm và đạo đức mà ngành cà phê đặc sản đang theo đuổi. Lao động nữ nếu được tiếp cận nguồn lực công bằng như nam giới sẽ tạo ra nhiều giá trị đáng kể và ngày một phát triển nhiều hơn nữa.

Phụ nữ tham gia sản xuất cà phê họ nâng cao hiệu suất, chất lượng cho ngành cà phê 

Theo Chris Treter – Giám đốc của Higher Grounds Trading cho rằng mỗi cá nhân đều có những nhu cầu và thách thức mà họ phải đối mặt. Do đó phụ nữ lẫn nam giới đều phải có quyền tiếp cận hỗ trợ cá nhân hóa để đáp ứng những nhu cầu này. Khi nam nữ bình đẳng, các trang trại có thể nhận được sự hỗ trợ phù hợp thì nông dân có thể tăng hiệu suất và chất lượng cà phê ở mức cao hơn. Các chuyên gia đã chứng minh việc thu hẹp khoảng cách giới tính trong cà phê có thể giúp thúc đẩy sản xuất, làm ngành cà phê tăng thêm 30 triệu tách cà phê mỗi năm. Nhờ đó, ngành cà phê có thể giải quyết các vấn đề biến động giá do thiếu hụt nguồn cung.

Bên cạnh đó, phụ nữ chiếm khoảng 5% – 30% tổng số hộ trồng cà phê trên thế giới. Khi khả năng tiếp cận giáo dục và tài nguyên nông nghiệp được trao cho những nữ nông dân này, chất lượng và năng suất cà phê của họ sẽ lần lượt tăng lên, đồng nghĩa với việc chất lượng cà phê trên thị trường cũng sẽ tăng lên. Sinh kế và phúc lợi của từng hộ gia đình cũng sẽ được cải thiện theo mức độ công nhận vai trò của phụ nữ. 

Không chỉ vậy, việc trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ cũng có khả năng tạo ra nhiều sự thay đổi tích cực, thúc đẩy toàn ngành phát triển dựa trên sự đa dạng về giới tính. Những kỹ năng và quan điểm độc đáo khi quản lý, chăm sóc gia đình của người phụ nữ hoàn toàn phù hợp với ngành cà phê – nơi cần sự chú ý đến từng chi tiết, sự chăm chỉ và lập kế hoạch cẩn thận. Việc phụ nữ làm chủ có thể dẫn dắt trang trại bước đi trên con đường mới mẻ để đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

Chị em phụ nữ tham gia nhặt lỗi cà phê nhân xanh

Ngành cà phê đặc sản góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ

Người phụ nữ không chỉ được mặc định gắn liền với việc chăm sóc con cái mà còn là nguồn lao động đóng góp vào nguồn thu nhập cho gia đình. Xóa tan khoảng cách giới giúp phụ nữ được trả lương xứng đáng hơn để họ yên tâm bám trang trại, cống hiến nhiều hơn nữa cho những lô cà chất lượng. Khi được trao quyền công bằng, phụ nữ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển năng lực. Việc tiếp cận nguồn lực sẽ không còn là giấc mơ với nhiều lao động nữ ở các trang trại. Họ được tự do sở hữu đất đai, tiếp thị sản phẩm, được đến gần hơn với nền giáo dục tốt đẹp để trong tương lai gần sẽ thành công tạo dựng danh tiếng, uy tín cho bản thân. 

Phụ nữ đang chứng minh cho mọi người thấy kết quả của sự nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ. Từ 10% nữ giới bước vào chung kết trong 6 năm đầu diễn ra cuộc thi pha chế chuyên nghiệp World Barista Championship, lao động nữ trong ngành cà phê Specialty đã nâng con số này lên thành 2 người vô địch. Tin chắc rằng, nếu được hỗ trợ và trao quyền bình đẳng, phụ nữ nhất định sẽ còn phát huy tốt hơn nữa các kỹ năng và khả năng sáng tạo tiềm ẩn.

 

Những đứa trẻ con em người yếu thế ĐBTS Vân Kiều được tiếp cận thư viện tại bản do Pun Coffee tài trợ

Với xu hướng sử dụng cà phê có nguồn gốc bền vững và có đạo đức ngày càng tăng, việc tìm nguồn cung ứng cà phê hỗ trợ bình đẳng giới trên toàn thế giới càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Pun Coffee là doanh nghiệp sản xuất cà phê do phụ nữ điều hành, trụ sở hoạt động từ vùng nguyên liệu gắn kết cùng nông hộ đồng bào thiểu số Vân Kiều trong đó lực lượng quản lý farm chủ yếu là phụ nữ, chúng tôi đề cao  hoạt động vì sự công bằng, bình đẳng và phát triển chung của toàn bộ chuỗi sản xuất của mình. Việc trao quyền cho chị em tự quản lý chính công việc của mình thông qua các nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm đề cao vai trò chị em phụ nữ, đặc biệt nữ giới yếu thế trong ngành cà phê.

Bài viết có sử dụng nguồn tài liệu tổng hợp từ internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *