Bệnh thán thư (có nơi gọi là bệnh khô cành, khô quả, thối quả) do nấm Colletotrichum cofeanum gây ra, là một trong vài dịch hại quan trọng trên cây cà phê, đặc biệt là vào mùa mưa.
Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây, nhưng chủ yếu vẫn là trên quả.
-Trên quả: Bệnh thường tấn công mạnh ở giai đoạn quả đã thành thục, tại vị trí gần cuống quả hoặc tại điểm tiếp xúc giữa hai quả với nhau (những nơi dễ bị nước đọng lại). Ban đầu vết bệnh chỉ là một đốm tròn nhỏ màu đen, hơi lõm xuống, sau lan rộng khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả bị thối, khô đen và rụng sớm.
-Trên cành: Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ màu nâu hơi lõm xuống ở những đốt giữa cành, sau lan rộng hết chiều dài của đốt. Bệnh thường tấn công những cành nhỏ đang hóa gỗ, nếu nặng có thể gây hại cả những cành lớn và thân cây, chỗ bị bệnh chuyển thành mầu nâu đen, làm lá bị rụng, cành bị khô rồi chết.
-Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn màu nâu đen, sau đó lan rộng dần, trên đó có các vòng đồng tâm. Nếu nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng khô, màu nâu sẫm hay nâu đen.
Biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên cây cà phê
- Không trồng cà phê quá dầy, thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm sâu trong tán lá không có khả năng cho trái… trồng cây che bóng theo kỹ thuật và chọn lựa cây trồng nhằm đảm bảo che được bóng mát và an toàn cho cây cà phê.
- Vào mùa mưa cần tỉa bớt cây che bóng trong mùa mưa để vườn cà phê luôn thông thoáng, khô ráo, hạn chế sự phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại của nấm bệnh.
- Khi bệnh trở nặng, bắt buộc dùng chế phẩm bảo vệ thực vật bà con lưu ý nên liên chi cục BVTV để được tư vấn, không quá lạm dụng hóa chất để đưa vào khi cây cà phê đã già trái vì điều này ảnh hưởng đến tồn dư thuốc BVTV trên cà phê. Nhà Pun Coffee hiện nay, với mô hình cà phê mẫu, chúng tôi sử dụng nước ngâm bồ hòn và lá neem làm chế phẩm trị bệnh tự nhiên cho cây cà phê. Trong bài viết tới, Pun Coffee chia sẽ sâu hơn về vấn đề này.
Bài viết có sử dụng nguồn tư liệu từ internet