Bình đẳng giới trong ngành cà phê, biến thách thức thành cơ hội

Ngành công nghiệp cà phê là một trong những ngành hiện đại, cởi mở và định hướng tương lai. Tuy vậy, nhiều người vẫn đang bị bỏ lại phía sau, trong đó phụ nữ bị đối xử phân biệt hơn hẳn so với nam giới. Bình đẳng trong ngành cà phê vì vậy luôn là một sự trăn trở sâu sắc đối với sự phát triển của ngành.

Bối cảnh bất bình đẳng diễn ra hiện nay trong lĩnh vực cà phê

Một trong những sự thật đã được kiểm chứng, có tới 80% công việc ở các trang trại cà phê là do phụ nữ làm (*). Họ thu hoạch, phân loại, rửa, vận chuyển và chế biến cà phê. Tuy vậy thu nhập lại thua thiệt rất nhiều những đồng nghiệp nam. Nữ nông dân ngày càng gia tăng nhưng vai trò quyết định trong sản xuất cà phê đặc sản vẫn chủ yếu nằm trong tay nam giới. Khoảng cách giới này không chỉ đặt phụ nữ vào thế bất lợi. Nó ảnh hưởng đến năng suất tổng thể của trang trại và phúc lợi của hộ gia đình.

Vì vậy, chúng ta phải đặt câu hỏi: Phụ nữ có được đại diện công bằng trong ngành cà phê không? Và chúng ta có đang thực hiện những bước tiến để đảm bảo rằng ngành công nghiệp này bình đẳng giới không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ sáng tạo và hầu hết các quyết định của họ đều mang tính cộng đồng cao. Họ ưu tiên lợi ích chung hơn lợi nhuận trước mắt hay lợi ích cá nhân. Phụ nữ canh tác ở Colombia là ví dụ tích cực bởi sự tôn trọng của họ đối với thiên nhiên đã giúp tạo ra cảnh quan canh tác rừng hoang dã. Họ trồng nhiều loại thực vật khác ngoài cà phê. Các phương thức trồng trọt đa dạng này hỗ trợ nhiều đến hệ sinh thái địa phương. Từ đó giảm thiểu tác động đến môi trường và xa hơn là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với ngành cà phê.

Nữ barista của Àla coffe đang thực hiện trình diễn cà phê

Bình đẳng giới chìa khoá của phát triển bền vững thành công

Giải quyết những bất lợi và định kiến ​​mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt là một phần thiết yếu để thu hẹp khoảng cách bình đẳng giới. Trong thế giới đang phát triển, chúng ta thấy nhiều nền văn hóa và xã hội áp dụng quan điểm tôn trọng sự đa dạng và hòa nhập giới hơn, và điều này cần áp dụng những nguyên tắc tương tự trong các cộng đồng cà phê đặc sản

Bình đẳng giới không chỉ là quyền cơ bản của con người mà còn là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành cà phê bền vững. Chúng ta đang cố gắng để lại dấu ấn, khẳng định và cải thiện chất lượng cà phê trên toàn cầu bằng cách chia sẻ thông tin về các giống, quy trình và hạt cà phê được giao dịch trực tiếp. Quán cà phê đặc sản cũng ngày càng chuyên nghiệp từ dịch vụ đến thiết bị tân tiến. Nữ giới cũng bắt đầu tham gia đào tạo, tham gia cọ sát thi đấu các giải thưởng barista lĩnh vực cà phê, tham gia vận hành hệ thống sản xuất cà phê đặc sản không thua gì nam giới.  Điều này góp phần thu hẹp khoảng cách giới trong toàn bộ chuỗi cung ứng cà phê. Khi nguồn cung ứng có đạo đức, ta có thể cải thiện sinh kế của nhiều bà mẹ và gia đình họ. Thúc đẩy các dịch vụ tư vấn và khuyến nông cần có phương án phù hợp để có thể tiếp cận phụ nữ hiệu quả hơn. Cùng mang lại cho phụ nữ và nam giới cơ hội, quyền và nghĩa vụ như nhau. 

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Chịu trách nhiệm nội dung: Lương Thị Ngọc Trâm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *