Phụ nữ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững toàn diện ngành cà phê đặc sản

Bản năng tỉ mỉ, cẩn thận kết hợp cùng sự sáng tạo, và tinh thần trách nhiệm, người phụ nữ luôn đã và đang góp phần tích cực tạo ra giá trị cao đẹp cho cà phê Specialty. Tuy nhiên vai trò của người phụ nữ trong ngành cà phê Specialty hiện nay chưa thực sự được đánh giá công bằng tại một số trang trại. Để xây dựng ngành cà phê Specialty phát triển trách nhiệm, đạo đức, vấn đề bình đẳng giới và các lợi ích của phụ nữ phải được đảm bảo triệt để.

Vai trò của phụ nữ trong sản xuất cà phê đặc sản

Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong ngành cà phê Specialty toàn cầu bao gồm việc trồng trọt và sản xuất hạt cà phê. Thực tế đã chứng minh nhiều năm qua, tại vùng nguyên liệu Công ty Pun Coffee, phụ nữ đặc biệt phụ nữ đồng bào thiểu số đóng góp vai trò tích cực chủ đạo trong hoạt động sản xuất cà phê đặc sản của Pun Coffee, chị em phụ nữ Vân Kiều, người Kinh đã tham gia hầu hết các công đoạn từ trồng trọt, chăm sóc, thu hái, và chế biến.

Ở các vườn nguyên liệu liên kết, người phụ nữ trong các hộ sản xuất nhỏ thường thực hiện phần lớn các giai đoạn đầu của quá trình sản xuất tại trang trại gia đình như canh tác, cắt tỉa, thu hoạch và phân loại. Trong khi đó, đàn ông, với vai trò trụ cột trong trang trại quy mô gia đình, thường kiểm soát các giai đoạn sản xuất sau: vận chuyển cà phê và đưa ra thị trường.

Đặc biệt, tại Đông Phi – khu vực trồng cà phê Specialty nổi tiếng về chất lượng tuyệt hảo, vai trò của người phụ nữ lại càng thêm phần quan trọng. Cụ thể, cơ quan phát triển quốc tế hàng đầu thế giới – USAID cho biết số lượng lao động nữ tại các khu vực này chiếm một phần rất lớn: tại Burundi chiếm tới 96%, Kenya 76%, Rwanda 84%, Tanzania 71%, Uganda 77%,….

Không những chiếm số lượng đông đảo, những người phụ nữ Đông Phi cũng thường đảm nhận các công việc vất vả nhất. Trong các trang trại cà phê ở Đông Phi họ là người thực hiện tất cả các công đoạn gieo trồng, tỉa cành, nhổ cỏ, bón phân, thay thế cây già,… Lorraine Girinka – Giám đốc Truyền thông của KALICO, một công ty cà phê do phụ nữ sáng lập ở Burundi cho biết: “Ở Burundi, phụ nữ góp phần quan trọng vào toàn bộ quá trình sản xuất cà phê. Dù trang trại đó thuộc về chính họ hay người chồng, thì hầu như phụ nữ đều phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc cây cà phê để chúng khỏe mạnh từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch”.

chị em người đồng bào thiểu số tại vùng cà phê Sơn La

Vâng, không chỉ ở các quốc gia đinh đầu về sản xuất cà phê đặc sản trên thế giới, mà tại Việt Nam các vùng trồng cà phê phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong chính vườn cà phê của họ, thậm chí họ còn tiến sâu hơn vào lĩnh vực sản xuất chuyên sâu nhân xanh, rang xay và thương mại…Với vùng cà phê gắn liền với người yếu thế là đồng bào thiểu số Vân Kiều, các nữ nông hộ họ đang làm rất tốt vai trò của họ tại vùng nguyên liệu của họ.

Rào cản của phụ nữ trong ngành cà phê đặc sản.

Trên thế giới, tại các quốc gia làm cà phê khu vực Châu Phi, những khó khăn mà chị em phụ nữ làm cà phê đặc sản chính là quyền bình đẳng giới, cơ hội học tập, tiếp cận nguồn vốn, tài chính….Đa phần chị em phụ nữ ít có khả năng tham gia vào hoạt động kinh doanh cuối cùng của chuỗi cung ứng, như chứng nhận, thương mại, tiếp thị và vận chuyển. Họ thường không thể tham gia hợp tác xã để tiếp thị cà phê của họ vì họ không sở hữu đất đai, không đủ khả năng trả phí hoặc phải đối mặt với định kiến. Kết quả là trong khi phụ nữ làm nhiều việc hơn thì nam giới có quyền kiểm soát lớn hơn đối với việc ra quyết định kinh doanh và tài chính. Do đó, nam giới thường nắm giữ phần lợi nhuận lớn hơn. Phụ nữ thường bị hạn chế trong việc ra quyết định về sản xuất và tiêu thụ. Đặc biệt là tại những khu vực, các rào cản kinh tế, xã hội cùng các định kiến tiêu cực mạnh mẽ khiến người phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp và kinh doanh. Max Peters – một chuyên gia cà phê ở Tanzania còn cho biết rằng ở Tanzania, đa số trang trại cà phê do nam giới sở hữu, nhưng phụ nữ là người làm việc chính. Họ cũng không có tiếng nói trong việc đưa ra các quyết định trong trang trại. Ngoài ra, những doanh nhân, chủ trang trại cà phê là nữ đa phần sẽ bị từ chối tham dự các buổi hội thảo, chia sẻ các thông tin hay hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật. Sự bất công này khiến năng suất trung bình của các trang trại do phụ nữ điều hành giảm đến 25%. Thêm vào đó, các đề xuất của họ thường bị bác bỏ, không có sự công nhận.

Tại Việt Nam với chính sách an sinh xã hội, xoá bỏ rào cản về giới do chính phủ ban hành, phụ nữ tham gia lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có ngành cà phê nói chung, và Quảng Trị và Pun Coffee nói riêng, phụ nữ đã dần nâng cao tiếng nói vị thế của mình thông qua các hoạt động công việc, họ được bày tỏ chính kiến nguyện vọng của mình trong chuỗi cung ứng cà phê, cà phê đặc sản do nhóm lao động yếu thế là nữ giới đồng bào thiểu Vân Kiều sản xuất đã được chi cao hơn so với giá trị thị trường

Gánh nặng kép về kinh tế, văn hoá giáo dục và các hệ luỵ tảo hôn sớm, tện nạn xã hội trộm cắp, ma tuý….

Ngoài làm việc trên các trang trại, phụ nữ còn phải chịu trách nhiệm nuôi dạy con cái và thực hiện các công việc gia đình khác. Dường như họ không có thời gian nghỉ ngơi khi vừa kết thúc việc đồng áng đã phải lao vào dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc chồng con. Nhưng nghịch lý chính là những lô cà phê đặc sản hảo hạng lại ưa sinh trưởng ở những vùng trồng cao – nơi điều kiện sống, sinh hoạt còn chưa được đảm bảo, lực lượng lao động chủ yếu là người yếu thế, người đồng bào thiểu số,  nhiều phụ nữ không được đến trường, không nhận được sự giáo dục phù hợp. Tỷ lệ lao động nữ mù chữ cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ khó bảo vệ quyền lợi của chính mình. 

Những nữ công nhân sản xuất cà phê tại Pun

Ngành cà phê nói chung, trong đó cà phê đặc sản không chỉ là một cơ hội kinh doanh mà còn là một nền tảng để phụ nữ phát triển và khẳng định bản thân. Thông qua những hoạt động hướng tới sự bình đẳng, công bằng trong việc trao quyền, phúc lợi và cơ hội, phụ nữ nhận có thể tự chủ, phát triển năng lực và độc lập về tài chính. Mặc dù tiềm năng rất lớn, phụ nữ trong ngành cà phê đặc sản cũng đối mặt với nhiều thách thức như thiếu vốn đầu tư, cơ hội đào tạo, và sự phân biệt đối xử trong một số cộng đồng. Việc tập trung vào cải thiện các điều kiện làm việc, cung cấp hỗ trợ tài chính và mở rộng mạng lưới hỗ trợ sẽ giúp họ vượt qua những thách thức này. Đồng thời, với sự hỗ trợ từ cộng đồng, các tổ chức và chính phủ, lao động nữ trong ngành cà phê Specialty có thể đóng góp và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội.

Nguồn bài viết: Tổng hợp internet

Chịu trách nhiệm nội dung: Lương Thị Ngọc Trâm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *