Sự gắn kết của các bên liên quan trong chuỗi cà phê Pun Coffee

Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến nhất thế giới, ước tính có khoảng 2,25 tỷ tách cà phê được tiêu thụ mỗi ngày. Ngành cà phê toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la và chuỗi cung ứng cà phê là một hệ thống phức tạp liên quan đến nhiều bên liên quan (chuỗi cung ứng ngành cà phê): bao gồm nông dân trồng cà phê, nhà chế biến, nhà rang xay, nhà bán lẻ và người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng cà phê là một quy trình gồm nhiều bước bao gồm nhiều giai đoạn, từ nông trại, sản xuất nhân xanh, chế biến rang xay, pha chế, bán lẻ. Tuỳ từng đặc thù kinh doanh mà có khi chuỗi cung ứng được rút gọn như nông trại, chế biến & rang xay, rang xay và pha chế, rang xay – pha chế và bán lẻ, bán lẻ….Trong khuôn khổ bài viết này Pun Coffee chia sẽ chuỗi cung ứng của chúng tôi gồm: 1.Nông trại do trực tiếp nông hộ quản lý – 2.sản xuất (chế biến nhân xanh và rang xay do Pun Coffee quản lý) – 3. khách hàng ( chuỗi quán – nhà rang – khách lẻ)

Chuỗi cà phê

Nông trại

Trong rất nhiều chia sẽ của Pun Coffee, trước đây nông trại mặc dù chiếm quyết định 60% làm ra một ly cà phê ngon nhưng người nông dân người trực tiếp làm ra nguồn nguyên liệu quả cà phê lại không thể làm chủ được giá bán của mình phải phụ thuộc vào sự giao dịch từ các sàn chi phối lớn như Luân Đôn hay New York. Rồi thêm một loạt các chi phối như kỹ thuật chế biến, thiên tai, thời tiết, khí hậu thổ nhưỡng, phân bón, nhân công…Ví dụ đơn củ như cà phê arabica Khe Sanh có độ cao vùng thấp tầm khoảng 550-600m, căn cứ vào độ cao như vậy nên cà phê Khe Sanh thường bi đánh giá chất lượng kém,và rồi kỹ thuật chế biến thấp khiến cho giá thành phẩm cà phê Khe Sanh dòng rang xay luôn thấp hơn so với thị trường.

Sản xuất chế biến và đóng gói: 

Sản xuất ở đây được phân chia thành 2 công đoạn là nhân xanh và rang xay.

Nhân xanh: Từ trang trại, những quả cà phê tươi được tập kết về xưởng chế biến. cà phê có 3 phương pháp chế biến khác nhau, như Wash-Naturtal-Hoeny. Việc chế biến cà phê ảnh hưởng lớn đến môi trường như phương pháp chế biến wash. Với nhiều nhà sản xuất sau công đoạn chế biến thóc kết thúc quy trình và tiến hành xay thóc thương mại.

Rang xay: Kết thúc quá trình nhân xanh, nhiều đơn vị trực tiếp rang xay và đóng gói thành phẩm.

Vận tải

Cà phê được vận chuyển từ các nước sản xuất cà phê đến các nhà rang xay và bán lẻ cà phê trên khắp thế giới. Giao thông vận tải liên quan đến một số phương thức, bao gồm tàu biển, xe tải và xe lửa, máy bay. Quá trình vận chuyển có thể tốn nhiều thời gian và chi phí, đồng thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cà phê.

Bán lẻ

Khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng cà phê là bán lẻ. Cà phê được bán cho người tiêu dùng thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm cửa hàng cà phê, siêu thị và nhà bán lẻ trực tuyến. Giai đoạn bán lẻ liên quan đến một số hoạt động, bao gồm xây dựng thương hiệu, tiếp thị và bán hàng. 

Chiến lược cho chuỗi cung ứng cà phê bền vững:

Sáng kiến bền vững 

Thực hành sản xuất cà phê bền vững nhằm giảm tác động môi trường của sản xuất cà phê và cải thiện sinh kế của nông dân trồng cà phê. Những sáng kiến này bao gồm canh tác hữu cơ, đa dạng sinh học trong vườn cà phê, thương mại công bằng fair trade và chứng nhận Rainforest Alliance. 

Thương mại công bằng và thực hành tìm nguồn cung ứng có đạo đức 

Thực hành thương mại công bằng nhằm đảm bảo rằng nông dân trồng cà phê nhận được giá hợp lý cho các sản phẩm của họ và làm việc trong điều kiện an toàn và công bằng. Thực hành tìm nguồn cung ứng có đạo đức cũng nhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong ngành cà phê. Bằng cách trả giá hợp lý và đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội, các công ty cà phê có thể cải thiện sinh kế của nông dân trồng cà phê và thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững.

Hợp tác và đối tác 

Sự hợp tác và quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trong ngành cà phê cũng có thể cải thiện chuỗi cung ứng cà phê. Ví dụ, các nhà rang xay cà phê có thể hợp tác với nông dân trồng cà phê để cung cấp đào tạo và các nguồn lực nhằm cải thiện chất lượng và năng suất cà phê. Ngoài ra, quan hệ đối tác giữa các công ty cà phê và các tổ chức phi chính phủ có thể thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững và trách nhiệm xã hội.

Nông dân trồng cà phê trong chuỗi liên kết cùng Pun

Pun Coffee và chuỗi liên kết bền vững trong ngành cà phê của mình

Thành lập năm 2019 Pun Coffee xác định chuôĩ giá trị bền vững của mình: Nông trại (Farmer)- Pun Coffee- Khách hàng. 

Nông trại: Ngay từ đầu Pun xác định Pun không trồng cà phê mà công việc này được giao lại cho người nông dân thông qua các farm liên kết cùng nhau. Pun là đầu mối hỗ trợ việc đào tạo kỹ thuật canh tác chăm sóc, thu hái cà phê cho người nông dân, kỹ thuật chuyển đổi vườn cà phê độc canh sang vườn cà phê đa dạng sinh học, canh tác hướng nông nghiệp bền vững.

Pun Coffee: Pun Coffee tham gia sản xuất chế biến nhân xanh và rang xay thành phẩm. Trong vai trò này Pun Coffee tập trung bảo vệ môi trường trong chế biến cà phê và quyền lợi của người lao động là đòng thiểu số Vân Kiều tại Pun Coffee.

Khách hàng: Pun Coffee phân loại nhóm khách hàng thành khách hàng B2B và B2C, mỗi nhóm khách hàng sẽ có chiến lược gắn kết vững khác nhau như B2B tham gia cùng Pun hoạch định vùng nguyên liệu, phương pháp chế biến, B2C cách pha chế và thói quen thưởng thức cà phê và đi xuống phương pháp chế biến, nông hộ.

Chuỗi giá trị bền vững cà phê phải đảm bảo được giá trị của các thành tố khác nhau, với người nông dân thu nhập từ vườn cà phê ổn định, xây dựng vườn không hoá chất,Pun chế biến cà phê chất lượng cao trên nền tảng nguyên liệu ổn định, bảo vệ môi trường trong quá trình chế biến, khách hàng được sử dụng sản phẩm chất lượng quảng bá nhà chế biến và nông hộ, Chuỗi liên kết gắn bó chặt chẽ với nhau cùng tương hỗ phát triển.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lương Ngọc Trâm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *