Phân bón vi sinh từ vỏ cà phê và rác thải nông nghiệp

Trong 10 năm trở lại đây, cây cà phê Khe Sanh liên tục rớt giá do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc người dân bỏ bê chăm sóc cây cà phê đang diễn ra rất nhiều, từ đó dẫn đến tình trạng chất lượng quả cà phê cực kì thấp. Là vùng cà phê có truyền thống lâu đời, nơi đầu tiên trồng cây cà phê tại Việt Nam, nhưng cà phê Khe Sanh Quảng Trị  ít người biết đến, đối với các nhà buôn cà phê Khe Sanh bị đấu trộn dưỡi nhãn mác cà phê Lào, cà phê Sơn La, hay Cầu Đất, thương hiệu cà phê Khe sanh chật vật tìm chổ đứng của mình trên bản đồ cà phê Việt Nam,  mặc dù giá trị thương mại dòng cà phê arabica Khe Sanh thấp nhất trong 3 vùng arabica Việt Nam.

Cuối năm 2020, đầu năm 2021 Pun Coffee lên kế hoạch sản xuất phân bón vi sinh từ vỏ cà phê và rác thải nông nghiệp, nhằm cung giải pháp phân bón chất lượng cao nhưng giá thành thấp mục đích cuối cùng là cùng người nông dân đặc biệt bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều chung tay phục hồi các vườn cà phê, hướng tới canh tác nông nghiệp bền vững. Trong khuôn khổ bài viết này Pun Coffee chia sẽ quy trình sản xuất phân bón vi sinh và rác thải nông nghiệp sinh học mà Pun Coffee chúng tôi đã thực hiện:

Nguyên liệu sản xuất phân bón vi sinh từ vỏ cà phê và rác thải nông nghiệp:

TT

Nguyên, vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Vỏ cà phê

kg

1.000

2

Nguyên liệu hữu cơ khác (phân chuồng, thân lá cây…)

kg

200

3

Chế phẩm tricodemar

kg

2.5

4

Vôi bột

kg

12,5

5

Đường hoặc rỉ đường

kg

5

6

Nước

lit

20:25

Cho toàn bộ chế phẩm vi sinh, rỉ đường và phân urê vào thùng chứa nước và khuấy đều cho tan hết. Công việc này được lặp lại sau 1 giờ và tiến hành khuấy ít nhất là 4 lần để men vi sinh có thể hoạt hoá hoàn toàn làm phân giải nhanh vỏ cà phê khi ủ.

Bước 3. Thực hiện chế biến

  • Phối trộn nguyên vật liệu khô

– Vỏ cà phê được trải đều trên mặt đất hoặc nền xi măng dày khoảng 40 cm

– Phân chuồng vãi đều trên bề mặt vỏ cà phê.

Nguyên liệu khô đã được trộn đều với nhau tiến hành vừa tưới nước đống nguyên liệu vừa trộn để cho nước có thể làm ướt hoàn toàn đống ủ. Hỗn hợp sau khi phối trộn có độ ẩm 50 – 55%.  Khi đống nguyên liệu được làm ẩm hoàn toàn, để yên khoảng 15 đến 20 phút cho nước, phân thấm đều vào tất cả thành phần của nguyên liệu. Sau đó, tiến hành chất đống ủ và phối trộn men sinh học đã được hoạt hoá cho đống nguyên liệu. Công việc được thực hiện như sau:

– Dọn sạch và làm bằng vị trí để chất đống ủ

– Trải lên mặt đất một lớp rơm rạ, hay vỏ quả cà phê đã tưới ướt dày khoảng 10 cm

– Chất nguyên liệu đã trộn ướt thành lớp dày 20 cm đến 25 cm, rộng từ 2 mét đến 2,5 mét và dài tùy theo diện tích sân bải.

– Khuấy đều dung dịch men đã hoạt hoá và dùng ô doa múc tưới đều trên mặt lớp nguyên liệu.

– Công việc chất lớp nguyên liệu ướt và tưới men đã hoạt hoá được tiếp hành liên tục cho đến khi hoàn thành.

– Đống ủ khi hoàn thành phải có chiều cao tối thiểu là 1,2 m, và rộng từ 2 mét đến 2,5 mét để bảo đảm đống ủ có thể giữ nhiệt cho quá trình phân giải.

– Khi đống ủ đã được chất hoàn toàn thì dùng rơm rạ, hay vỏ quả cà phê ướt phủ lên bề mặt đống một lớp mỏng từ 10 cm đến 20 cm, dùng bạt che phủ kín toàn bộ đống ủ để giữ ẩm và nhiệt độ cho đống ủ.

  • Kiểm tra sau khi ủ

Khoảng 15 ngày sau khi ủ, thì tiến hành kiểm tra đống ủ, dùng cuốc moi một hố sâu vào tâm đống ủ và thấy có rất nhiều nấm men vi sinh trắng bám trên bề mặt nguyên liệu và nhiệt độ của đống ủ có thể lên đến 40oC có tác dụng phân huỷ nguyên liệu và tiêu diệt mầm bệnh. Đồng thời, nếu đống ủ thiếu ẩm (bị khô), phải tưới thêm nước sao cho nước có thể làm ướt đều đống ủ.

Đảo trộn, chất đổng ủ lần 2 Sau khi kiểm tra từ 20 – 25 ngày, dở toàn bộ bạt che phủ và tiến hành đảo trộn thật đều toàn bộ đống ủ, vừa trộn vừa bổ sung thêm tưới nước (nếu đống ủ khô). Khi đã trộn xong, tiến hành gom, chất nguyên liệu thành đống có chiều cao tối thiểu là 1 mét và dùng bạt đậy kín lại như lần đầu.

  • Kiểm tra lần cuối

Khi tổng số ngày ủ được 70 đến 90 ngày, hay sau khi ủ lại được 50 đến 75 ngày, kiểm tra đống ủ thấy nguyên liệu đã mềm và nát thì có thể sử dụng để bón cho cây trồng được hoặc đóng bao để bảo quản.

Pun Coffee thực hiện sản xuất phân bón vi sinh từ vỏ cà phê và rác thải nông nghiệp nhằm tận dụng sản phẩm bỏ đi của sản xuất cà phê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *