Mô hình nông lâm kết hợp, mang rừng về vườn cà phê

Hình thái xây dựng kinh tế nông lâm kết hợp được xem là hình thái tất yếu của hệ sinh thái nông nghiệp bền vững đối với ngành nghề cà phê. Nông lâm kết hợp không chỉ tăng sinh kế cho người dân từ việc tạo các nguồn thu nhập khác nhau trong vườn cà phê như cây lâu năm: cây gỗ, cây ăn quả, cây ngắn ngày như: đậu tương, cỏ chăn nuôi, cây dược liệu và cây cà phê…ngoài ra còn kết hợp với việc chăn nuôi: nuôi ong.. nuôi dế…Hình thái nông lâm kết hợp theo hướng đa dạng sinh học không chỉ tái tạo lại thảm phủ, cải tạo đất, thích ứng trước sự biến đổi khí hậu mà còn giúp sinh kế người nông dân khu vực trung du miền núi ổn định, tăng trưởng, bền vững từ đó ngăn chặn được việc phá rừng, đốt nương làm rẫy…

Làm chủ kinh tế từ vườn cà phê nông lâm kết hơp:

Tại Việt Nam, mô hình nông lâm kết hợp trong vườn cà phê được triển khai rầm rộ tại các tỉnh Tây Nguyên và Sơn La và bước đầu cho thấy tín hiệu tích cực, sự tăng trưởng kinh tế và xã hội, cải thiện môi trường được đánh giá cao thì Quảng Trị vùng cà phê lớn nhất miền Trung vẫn chưa triển khai hiệu quả mô hình này. Các vườn cà phê độc canh, lạm dụng hóa chất khiến cho chất lượng hạt cà phê Khe Sanh Quảng Trị ngày càng giảm sút, và chất lượng kém.

Nhận thấy giá trị tiềm năng không chỉ về kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn môi trường, từ cuối năm 2022 Pun Coffee đã dần triển khai kế hoạch mang rừng về vườn cà phê nhằm quy hoạch lại ~145 ha cà phê liên kết giữa Pun Coffee và hộ nông dân trồng cà phê trong đó có hộ đồng bào thiểu số Vân Kiều chiếm 60% tổng số hộ liên kết. Giá trị lợi ích mô hình nông lầm kết hợp đó chính là người nông dân làm chủ trên chính vườn cà phê của họ khi mà vườn mang lại các nguồn thu nhập khác nhau: Cà phê thành tố chính, cây ăn trái, dược liệu, cây gỗ lớn che bóng, nuôi ong lấy mật…..từ đây việc  sống phụ thuộc vào rừng, lấn rừng làm nương rẫy, đồng thời góp phần tác động lớn đến tình hình xã hội như giảm bạo lực gia đình, nghiện hút, tỉ lệ trẻ em đến trường cao….

Vườn cà phê nông lâm kết hợp thích ứng biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động môi trường hướng tới mục tiêu cà phê gắn tín chỉ carbon.

Việc cạnh tác độc canh vườn cà phê thời gian dài tại địa bàn Hướng Hoá Quảng Trị dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ sinh thái vườn cà phê, bên cạnh đó việc người nông dân lạm dụng hoá chất trong canh tác cà phê khiến môi trường sinh thái của vườn cà phê mất cân bằng nghiệm trọng, cây cà phê không còn khả năng chống thích ứng biến đổi khí hậu khi mà tìnhh hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp.

Chưa kể, việc triệt tiêu cỏ một cách cực đoan, khiến cho nhiều vườn cà phê suy thoái mạnh vào mùa khô, hệ vi sinh vật trong đất không còn dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, thói hoá đất rửa trôi và dễ sạc lỡ.

Đồng thời, cây cà phê canh tác độc canh, chất lượng quả kém khi mà quả cà phê không có cây che bóng, khô nứt, cháy quả…hàm lượng đường giảm mạnh….Việc đưa cây che bóng vào canh tác vườn cà phê giải quyết đáng kể tình trạng khô háp của quả, bảo vệ cây cà phê trước sự phức tạp của diễn biến thời tiết như mưa trái mùa, sương muối….

Lĩnh vực cà phê là lĩnh vực hiện nay được quan tâm nhiều nhất trong lộ trình cam kết giảm phát thải khí nhà kính hướng tới vườn cà phê gắn tín chỉ carbon. Việc giảm phát thải khí nhà kính cà phê bắt đầu từ nông trại, thay đổi thói quen canh tác, tái thiết mô hình canh tác là điều đầu tiên cần triển khai. Sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật ngăn chặn sự tấn công sâu bệnh, nấm bệnh cần có nguồn gốc truy xuất, chỉ số an toàn, phân bón nên tối ưu sử dụng phân bón vi sinh từ rác thải nông nghiệp nhằm cung cấp dưỡng chất và lượng mùn cho đất.

Trồng cây che bóng trong vườn cà phê đang có

Pun Coffee cam kết xây dựng thương hiệu cà phê giảm phát thải thấp từ mô hình cà phê nông lâm kết hợp

Pun Coffee là doanh nghiệp sản xuất cà phê nhỏ tại xã Hướng Phùng, năng lực sản xuất 100 tấn cà phê nhân, với diện tích liên kết 145 ha cà phê. Từ giữa năm 2022, Pun Coffee đã tiến hành trồng xen canh cây che bóng cho 50ha cà phê của đồng bào thiểu số Vân Kiều, 20ha đất trống chuẩn bị cho trồng cà phê mới. Mục tiêu Pun Coffee đến năm 2025 chúng tôi quản lý 300ha diện tích cà phê có cây che bóng, và cắt bỏ hoá chất trong canh tác cà phê.

Định hướng sản xuất Pun Coffee là cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản, ngay từ đầu vụ chúng tôi tiến hành kí hợp đồng cam kết thu mua với người dân để đảm bảo được vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng. Về quy cách chế biến, Pun Coffee tối ưu phương pháp chế biến cà phê tiết kiệm năng lượng, tập trung sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, hạn chế phát thải nước…Bên cạnh đó Pun Coffee xây dựng lộ trình riêng để đảm bảo sản phẩm cà phê do Pun Coffee cung cấp thị trường gắn với lộ trình giảm phát thải khí nhà kính rõ ràng, minh bạch.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *